Nhược điểm của việc làm thêm:

Một phần của tài liệu BẢN đề CƯƠNG NCKH CUỐI kỳ NHÓM12 (Trang 35 - 37)

7. Kết cấu của đề tài:

1.1.5.2 Nhược điểm của việc làm thêm:

Như đã nó ở phần phía trên về tính thống nhất trong cùng một chỉnh thể dù là gì đi nữa thì nó vẫn có hai mặt luôn hiện diện bên cái ưu sẽ có những cái nhược điểm của nó. Việc đi làm thêm cũng sẽ có những mặt nhược điểm mà được xã hội nhìn thấy, quan tâm và chú trọng giải quyết đến.

Trước hết, việc người lao động bỏ thêm thời gian ngoài thời gian chính cho những công việc làm thêm thì có nhiều mục đích nhưng nói một cách ngắn gọn nhất và chiếm nhiều tỉ trọng trong quyết định đi làm thêm không phải là kinh nghiệm hay là giao tiếp gì hết mà chủ yếu là ý muốn về tài chính, về tiền lương, thu nhập từ công việc mang lại là chính còn những yếu tố khác có thể được xem như là yếu tố phụ, vì tài chính chính là chìa khóa sống cho nhiều tầng lớp hiện tại, có thu nhập thì mới có thể tiếp tục những khoảng đời sống khác. Tuy nhiên, những công việc làm thêm lại có nguồn thu nhập khá thấp hoặc ở mức thấp so với những công việc chính mà người lao động lựa chọn làm. Nguyên nhân do tính chất của việc làm thêm chính là không có sự cố định, bền lâu mà dựa vào quỹ thời gian và khả năng lao động để trả lương và lao động có sự bấp bênh do cơ sở hoặc nơi sử dụng lao động có nhiều sự lựa chọn trong việc sử dụng người tham gia lao động. Vậy nên, có thể nói nguồn thu nhập trong ngành lao động này không cao và có tính may rủi cao.

Thứ hai là phải kể đến chính là thời gian, quỹ thời gian của cá nhân là khác nhau và thích hợp với những công việc mà cá nhân thực hiện lao động chọn lựa. Tuy nhiên, nếu như việc sắp xếp thời gian lao động phụ và lao động chính không có sự cân đối sẽ tạo ra những khoảng trống thời gian vô nghĩa, không cần thiết - tức là thời gian chết, hay việc sắp xếp không hợp lý quỹ thời gian tận dụng sẽ tạo ra vấn đề va chạm của các lịch lao động, đây là vấn đề khó giải quyết nhất trong lao động dù là hình thức lao động nào không kể đến việc đi làm thêm. Ngoài ra việc sử dụng thời gian tận dụng vào những công việc quá nhiều chỉ vì lợi nhuận hay thu nhập sẽ bỏ qua rất nhiều mối quan hệ xã hội cần thiết hơn là những nhu cầu vật chất mà người lao động nhận được có thể kể đến như quan tâm gia đình, các khoảng hẹn hò, gặp mặt bạn bè, các hoạt động xã hội do trường, xã, thị

trấn tổ chức…Không thể phủ nhận thêm một mặt trái đi song hành với việc sắp xếp nhiều công việc cho quỹ thời gian đó chính là bản thân người lao động sẽ ít hoặc không tham gia các dịp lễ và tiệc của các tổ chức sử dụng lao động của người lao động vì khoảng thời gian dư ra để làm những việc ấy đã bị bù đắp cho những công việc khác để sinh ra những dòng vật chất, thu nhập cho cá nhân đi làm thêm. Suy cho cùng, thì người làm thêm có thể sử dụng thời gian hợp lý để có thể làm nhiều việc tăng thu nhập nhưng là “con dao hai lưỡi” có thể gây ra những xung đột công việc không thể nào giải quyết cùng một lúc, ảnh hưởng doanh thu và cả cơ sở đang làm việc cùng một số mối quan hệ đáng có.

Có một vấn đề bất cập đối với những cá nhân thực hiện hình thức đi làm thêm đó chính là luật pháp có những chính sách bảo vệ quyền và nghĩa vụ của người đi làm với hình thức này - cụ thể ở điều 32 của Luật lao động (LLD) năm 2019 thế nhưng khi đi làm việc tại các cơ sở người đi làm lại không được hưởng một số đãi ngộ về tiền lương, tiền thưởng hằng tháng và cuối năm như những thành viên lao động toàn thời gian, cũng như những chính sách về bảo hiểm lao động là do cá nhân thực hiện lao động này tự lo lấy chứ về phía công ty và cơ sở chỉ có chính sách đãi ngộ cho những công nhân, nhân viên thuộc lớp lao động toàn thời gian mà thôi. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp có đãi ngộ với những cá nhân đi làm thêm tuy nhiên là trường hợp rất ít. Vậy nên, khi thực hiện lao động với hình thức đi làm thêm thì cá nhân lao động phải chịu các thiệt thòi phải có và chấp nhận tự trang bị cho bản thân vì không phải bất kỳ một nơi sử dụng lao động nào đều có chính sách đãi ngộ với nhân viên đặc biệt là đối với nhân viên làm thêm và bán thời gian.

1.2 Thực trạng, nhu cầu của việc làm thêm đối với sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 – 2021.

Nhóm nghiên cứu xin lấy thông tin từ một bài nghiên cứu nhỏ của một nhóm thực hiện nghiên cứu về vấn đề việc làm của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh để có những cái nhìn nhận rõ hơn về vấn đề đi làm thêm của sinh viên trường. Nhóm sử dụng các nghiên cứu của bài nghiên cứu đó trên các phương diện như thực trạng, nhu cầu, quan điểm về việc đi làm thêm của

sinh viên sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu BẢN đề CƯƠNG NCKH CUỐI kỳ NHÓM12 (Trang 35 - 37)