7. Kết cấu của đề tài:
2.1.4 Đánh giá môi trường làm thêm của sinh viên khoa Địa Lý.
Theo “thuyết nhu cầu của Maslow”, việc đi làm thêm sẽ dựa trên cả 5 cấp bậc của tháp nhu cầu xếp dần và đáp ứng các nhu cầu từ đáy lên đến đỉnh. Song việc đi làm đối với bất kỳ một sinh viên nào không chỉ riêng mỗi các cá nhân làm thêm của khoa Địa Lý thì môi trường làm việc cũng có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, hiệu quả công việc và mang nhiều yếu tố khác được người lao động rất quan tâm và chú trọng đến vấn đề này. Trong phần thực trạng của việc làm thêm của sinh viên nội khoa, nhóm nghiên cứu đã
thực hiện bảng hỏi để tìm hiểu sâu về vấn đề này. Môi trường làm việc hiểu chính là tất cả các yếu tố xung quanh cả khách quan lẫn chủ quan, cả sự vật hiện tượng lẫn con người, vật chất lẫn tinh thần xung quanh khu vực hướng đến và có ảnh hưởng nhiều mặt dù là trực tiếp hay gián tiếp đến cá nhân. Thấy được vấn đề đó, nhóm nghiên cứu đã thực hiện câu hỏi với các mục sau: Môi trường làm việc năng động, mang lại trải nghiệm thú vị; Đồng nghiệp cởi mở, vui vẻ, giúp đỡ nhau; Cơ sở vật chất đầy đủ và hiện đại; Đãi ngộ nhân viên và cuối cùng là yếu tố an ninh trật tự nơi làm việc. Nhóm đã đưa ra rất nhiều mặt của môi trường làm việc nhưng chủ yếu là các yếu tố cơ bản theo nhu cầu của thuyết Maslow và sau khi có kết quả truy xuất số liệu nhóm nghiên cứu đã cho ra bảng:
Bảng 1.5: Đánh giá môi trường làm thêm của sinh viên khoa Địa Lý.
Tiêu chí Rất kém Ké m Bình thường Tố t Rất tốt Tổng
Môi trường làm việc năng động, mang lại trải nghiệm
thú vị
0 2 18 78 2 100
Đồng nghiệp vui vẻ, cởi mở,
giúp đỡ nhau 0 1 37 52 10 100
Cơ sở vật chất đầy đủ và hiện
đại 1 0 46 43 10 100
Đãi ngộ nhân viên 1 3 53 30 13 100
An ninh trật tự 0 5 45 40 10 100
Để có cái nhịn tiệm cận hơn với vấn đề nhóm nghiên cứu đã chia nhỏ ra vấn đề theo từng mục khác nhau để có cái đánh giá toàn diện hơn về vấn đề môi trường làm việc của sinh viên khoa Địa Lý.
Biểu đồ 1.1: Thể hiện cơ cấu đánh giá của sinh viên khoa Địa Lý về môi trường làm việc.
Với điều kiện môi tường làm việc theo biểu đồ cơ cấu thì chúng ta có thể thấy rõ mức đánh giá của sinh viên khi đi làm thêm về môi trường là tốt ở mức rất cao chiếm đến 78% trong tổng thể lựa chọn, bình thường với 18% và rất tốt là 2%. Còn về phần đánh giá từ kém chỉ chiếm 2% và rất kém là 0%. Điều này cho thấy, sinh viên của khoa có nơi làm việc khá ổn định về mặc môi trường khi mức kém và rất kém là con số thấp, còn cho thấy sinh viên đang dần chủ động trong việc lựa chọn ngành nghề và môi trường làm việc phù hợp đối với bản thân sinh viên. Đó là lý do tại sao việc môi trường bình thường trở lên lại chiếm ưu thế đến 98% tổng số.
Về môi trường hợp tác giữa sinh viên làm thêm với những mối quan hệ như đồng nghiệp cũng được nhóm nghiên cứu và chú ý đến, sau khi xử lý và xuất ra số liệu nhóm đã cho ra biều đồ sau:
Biểu đồ 1.2: Cơ cấu đánh giá mối quan hệ trong môi trường việc làm với đồng nghiệp.
Mối quan hệ giữa đồng nghiệp với nhau cũng rất quan trọng trong môi trường lao động khi các cá nhấn có thể nói chuyện, trao đổi công việc và giúp đỡ lần nhau. Đây là kết quả cho lựa chọn đánh giá của sinh viên nội khoa, tốt dẫn đầu với 52%, sau là bình thường với 37%, rất tốt 10%, kém là 1% và không có trường hợp nào chọn rất kém. Song
kết quả khá giống với môi trường làm việc chung khi đánh giá bình thường trở lên chiếm 99% gần như là tuyệt đối nhưng vẫn có 1% biến số với kém.
Theo lời chia sẻ của bạn Nguyễn Ngô Ngọc Uyên, sinh viên năm 2 về vấn đề như sau: “Mình thấy đi làm rất căng thẳng vì làm sẽ có những cái mình biết và những cái mình không biết, những cái không biết thì bản thân sẽ bị chửi rất nhiều, cũng có nhiều bạn nhân viên cùng làm với mình nói những lời nói, những câu nặng nề đến mức bản thân rơi vào trầm cảm, nhiều lúc mình cảm thấy rất mệt mỏi”. Như vậy có thể thấy một vài biến số nhỏ gây ảnh hưởng đến mức đánh giá đến mối quan hệ với các nhân viên, anh chị trong nơi làm việc.
Suy cho cùng, thì sinh viên khoa Địa Lý đã vag đang đi làm trong môi trường khá ôn hòa và tính năng động cao, có sự hợp tác giữa các nhân viên trong cùng một chuỗi lao động. Tuy nhiên vẫn có một biến sổ nhỏ nhưng cũng đáng quan tâm.
Kế đến nữa khi nhắc đến môi trường thì không thể nào bỏ qua khảo sát về đánh giá cơ sở vật chất của nơi làm việc. Nhóm nghiên cứu đã truy xuất số liệu khảo sát thành biểu đồ sau:
Biểu đồ 1.3: Cơ cấu đánh giá về cơ sở vật chất nơi làm thêm của sinh viên khoa Địa Lý.
Nhìn vào thống kê ta thấy rõ đánh giá bình thường mức cao (46%), tốt (43%), rất tốt chiếm 10% và không có mức kém, mức rất kém là 1%. Suy đến cùng thì mức từ trung bình trở len vẫn cao chiếm tỉ trọng gần như tuyệt đổi 99%, lần này ở mảng cơ sở vật chất
lại có 1% là rất kém cũng là điều đáng quan tâm. Sự chênh lệch này một phần là do cá nhân chọn nghề và điều kiện nghề nên có sự chênh lệch đó hoặc sinh viên đi làm thêm buộc phải làm với những điều kiện vật chất kém nên dẫn đến có sự bất mãn với điều kiện nên có biến số 1% trong tỉ trọng bình chọn.
Và mối công ty với cơ sở vật chất cũng như tính chất sẽ có những mức đãi ngộ khác nhau đối với người lao động. Ở đây việc làm thêm cũng có sự chênh lệch khá nhiều về vất đề đó, điều này được nhóm nghiên cứu xử lý và cho ra biểu đồ sau:
Biểu đồ 1.4: Cơ cấu đánh giá đãi ngộ nhân viên tại nơi làm thêm của sinh viên khoa Địa Lý
Vẫn là những vị trí trước của các mức đánh giá khi trung bình đứng đầu với 53% và tốt chiếm 30%, 12% là đánh giá rất tốt,3% là kém và còn lại 1% là rất kém. So với những biểu đồ cơ cấu khác thì mức trên trung bình có chút thua giảm so với chỉ số chênh lệch là 4% tức ở bảng cơ cấu này có 96% lựa chọn trên trung bình, cơ cấu có hơn 1% lựa chọn trên kém (kém 3% và rất kém 1%). Sự tăng lên là không nhiều nhưng lại vấn đề quan tâm của sinh viên khi một số ngành nghề không có những đãi ngộ. Cũng như quy định của luật pháp về làm thêm sẽ không có những đãi ngộ nhân viên như nhân viên làm
toàn thời gian, và còn tùy cơ sở và người thuê lao động sẽ có mức đãi ngộ khác nhau. Như phân tích ở đãi ngộ với người làm gia sư sẽ khác với các cá nhân đi làm tiếp thị ở phần trên, đã thể hiện tính khác nhau của những nơi làm việc. Khi gia sư được ưu ái hơn về tiền nong lẫn nơi giảng dạy còn tiếp thị sẽ đi làm theo ca, nơi tiếp thị do cơ sở lao động chỉ điểm có thể trong siêu thị, cũng có thể ở ngoài đường mà lương thì theo sản phẩm không có hoặc có rất ít đãi ngộ về hoa hồng.
An ninh trật tự là yếu tố phải quan tâm khi đi làm việc của sinh viên, nhóm sinh viên đi làm sẽ chọn nhưng khu vực có an ninh trật tự ở mức ổn trở lên để đảm bảo an toàn lao động. Để có cái nhìn trực tiếp về vấn đề đó, nhóm nghiên cứu đã xuất ra dữ liệu về mảng nảy ở dạng biểu đồ sau:
Biểu đồ 1.5: Cơ cấu đánh giá về an ninh trật tự nơi làm việc của sinh viên khoa Địa Lý.
Về mảng này có rất nhiều đánh giá kém về an ninh trật tự khi chiếm lên đến 5%, bình thường cao nhất với 45%, 40% là tốt và 10% là rất tốt còn về phần rất kém lại không có lựa chọn nào. Vậy ta có thể thấy, mức đánh ổn vẫn cao chiếm đến 95%, nhưng vấn đề quan tâm là chỉ có một mình phần đánh giá kém lại chiếm đến 5% cao nhất trong tiêu cực đến thời điểm hiện tại, số liệu đã nói lên không phải nơi làm thêm nào cũng có đảm bảo anh ninh trật tự ổn định cho sinh viên đi làm thêm vậy nên khi đi làm các sinh viên phải thật chú trong vấn đề này, không chỉ là về nhân thân mà còn nhiều yếu tố khác.
Suy cho cùng, nhìn vào các mảng đánh giá qua các yếu tố khác nhau nhóm nghiên cứu thấy được tính chất công việc và môi trường công việc có mối liên hệ với nhau và mức đánh giá với môi tường làm việc của sinh viên khoa Địa Lý được nhóm đánh giá ở mức cao khi mức trung bình các yếu tố luôn luôn có số tổng tỷ lệ hơn 90%, chỉ có một số trường hợp là có mức đánh giá kém và dưới kém thường là dưới 6 (chỉ có 5% là cao nhất).
Đây là vấn đề nhóm nghiên cứu quan tâm cũng như sẽ làm cơ sở để phân tích và luận giải các mối quan hệ hữu cơ với các yếu tố thuận và nghịch của việc làm thêm đối với sinh viên khoa Địa Lý cũng như mối quan hệ giữa hằng số, biến số độc lập ảnh hưởng đến các biến phụ thuộc như học tập, sức khỏe, tâm lý, mối quan hệ xã hội,…
2.2 Tác động của việc làm thêm đối với đời sống sinh viên khoa Địa Lý trường Đạihọc Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh giai học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020-2021.
2.2.1 Những tác động tích cực của việc làm thêm đối với đời sống của sinh viên khoaĐịa Lý trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Địa Lý trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2021: