Việc làm thêm giúp cho sinh viên khoa Địa Lý tăng thêm nguồn thu nhập:

Một phần của tài liệu BẢN đề CƯƠNG NCKH CUỐI kỳ NHÓM12 (Trang 59 - 63)

7. Kết cấu của đề tài:

2.2.1.1 Việc làm thêm giúp cho sinh viên khoa Địa Lý tăng thêm nguồn thu nhập:

Sinh viên nói chung và sinh viên khoa Địa Lý nói riêng, việc đi làm thêm phần vì có thời gian rảnh rỗi sau giờ học trên trường. Nhất là với phương pháp đào tạo theo hệ thống tín chỉ của hầu hết các trường hiện nay. Phần vì muốn kiếm thêm chút thu nhập trang trải tiền nhà, tiền ăn, hay tiền tiêu vặt đỡ đần bố mẹ. Phần cũng là muốn tích lũy kinh nghiệm làm việc thực tế chuẩn bị cho sau khi tốt nghiệp.

Lợi ích đầu tiên của việc đi làm thêm của sinh viên khoa Địa Lý trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh là tạo ra thu nhập cho mình. Ai cũng muốn sống tự lập và tự lo cho bản thân khi bước vào cánh cổng đại học. Ngoài ra, còn có một số sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, gia đình không đủ khả năng chi trả học phí và sinh hoạt nên muốn kiếm thêm thu nhập để giảm bớt gánh nặng tài chính cho gia đình. Thấy được vấn đề nghiên cứu về việc làm sẽ gắn liền với mức lương nên nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát về mức lương hằng tháng để có kết quả đánh

giá về vấn đề này, song việc khảo sát tiền lương chỉ mang tính chất tạm thời vì độ khoảng chứ chưa có số liệu về mức lương cố địa. Sau nghiên cứu nhóm đã truy xuất ra dữ liệu về vấn đề thông qua bảng sau:

Bảng 1.6: Mức lương đi làm thêm của sinh viên khoa Địa Lý trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Mức lương Số lượ ng Tỷ lệ ( % ) Từ 1 - dưới 2 triệu đồng/ tháng 18 20 Từ 2 - dưới 3 triệu đồng/ tháng 29 33 Từ 3 - dưới 4 triệu đồng/ tháng 26 29 Từ 4 - dưới 5 triệu đồng/ tháng 9 10 Khác 7 8

Tổng 89 10 0

Thông qua quá trình nhóm thu thập thông tin từ việc thực hiện khảo sát và đã xử lý số liệu thì hầu hết, các sinh viên khoa Địa Lý đi làm thêm ở mức lương chủ yếu từ 2 - dưới 3 triệu đồng/tháng và chiếm khoảng 33%, đây là một con số cũng không hề nhỏ. Ngoài ra, ở mức lương từ 3 - dưới 4 triệu đồng/tháng cũng chiếm một tỷ lệ không hề nhỏ. Qua đó thể hiện được việc tìm thu nhập qua việc làm thêm của sinh viên khoa Địa Lý là một vấn đề được quan tâm, thu hút rất nhiều sinh viên tham gia làm thêm, hơn nữa, từ những số liệu đó cũng thể hiện được mức độ chăm chỉ làm thêm của sinh viên.

Có thể nói, mức độ không đồng đều ở các khoảng lương là nguyên nhân ở nghê nghiệp mà sinh viên lựa chọn. Có nghề nhu cầu cao sẽ có những ưu đãi cũng như hoạt phí tương ứng cụ thể nghề gia sư, với cuộc sống hiện đại mang căn bệnh “ điểm số” thì gia đình có con em thuê gia sư về có thể chi mọi thứ để con có môi trường học tốt cũng như không ngại chi cho việc ưu đãi lương tháng của người đi làm- cụ thể đối tượng nghiên cứu là sinh viên của khoa Địa Lý. Nếu xét về mức lương khá thấp cho một tháng thì từ khoảng 1 đến 2 triệu tháng thì có thể nói rằng, làm thêm của sinh viên khoa Địa Lý chủ yếu là về sức lao động như cộng tác viên, nhân viên phục vụ,… chiếm đến hơn 50% trong tổng đó và khi đi làm về sức người có thể bị chèn ép và đẩy giá lao động xuống hoặc cũng có thể việc làm thêm gắn với quỹ thời gian cá nhân, tùy cá nhân và tổ chức công việc nên có mức lương tháng rơi vào khoảng thấp.

Như vậy có thể nói, mức lương và công việc mà sinh viên lựa chọn có liên quan với nhau về chất lẫn lượng nên dẫn đến việc có sự chênh lệch tỉ trọng trong bảng khảo sát. Với nguồn thu nhập không hề nhỏ đó, thì sinh viên khoa Địa đã dùng chủ yếu số tiền đó cho mục đích chính là dùng để trang trải chi phí sinh hoạt cá nhân cần thiết, chiếm tới 26%. Tuy nhiên, ngoài mục đích chủ yếu đó thì sinh viên khoa Địa Lý trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh còn dùng lương của mình để đóng học phí, mua sắm vật dụng tư trang, đóng học phí các khóa học

kỹ năng (ngoại ngữ, tin học, các khóa học kinh doanh,…), đi chơi, ăn uống cùng bạn bè và đặc biệt một số ít bạn còn gửi về cho gia đình của mình để phụ giúp gia đình trang trãi một vài việc trong nhà,….được thể hiện rõ qua bảng dưới đây:

Bảng 1.7: Mục đích của việc đi làm thêm của sinh viên khoa Địa Lý trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Mục đích Số lượng Tỷ lệ (%)

Đóng học phí 46 16

Mua sắm vật dụng tư trang 61 21

Gửi về cho gia đình 10 4

Dùng để trang trải chi phí sinh hoạt cá nhân cần thiết 78 26

Đóng học phí các khóa học kỹ năng (ngoại ngữ, tin học, các

khóa học kinh doanh,…) 30 10

Đi chơi, ăn uống cùng bạn bè 54 18

Khác 16 5

Tổng 295 100

Tuy nhiên, so với việc vừa học vừa làm của sinh viên nói chung và sinh viên khoa Địa lý nói riêng thì với nguồn thu nhập đó hầu như là không đủ để thực hiện các mục đích được đề cập ở ngay trên, ngoài việc kiếm tiền từ việc đi làm thêm thì trang trãi cho các chi phí khi lên đại học là không đủ, chủ yếu là còn nhận trợ cấp từ gia đình để chi cho các khoảng tiền lớn như đóng học phí, ăn uống,… Nhóm nghiên cứu nhận ra được mối quan hệ tương quan giữa hai yếu tố độc lập là tiền lương và yếu tố mục đích sử dụng tiền làm thêm vào các hoạt động của sinh viên sẽ ảnh hưởng đến biến phụ thuộc chính là khả năng chi tiêu của sinh viên trong khoa. Do đó, nhóm nghiên cứu đã đặt câu hỏi về khả năng đáp ứng của khoảng tiền đó, cuối cùng thông qua xử lý và xuất số liệu nhóm đã cho ra một bảng như sau:

Bảng 1.8: Mức độ thiếu, đủ, dư tiền lương khi nhận được từ việc làm thêm của sinh viên.

Số lượng 38 36 15 89

Tỷ lệ (%) 43 40 17 100

Thông qua bảng khảo sát, số tiền làm thêm có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của sinh viên cũng chỉ ở mức khá khi đủ và dư chiếm 57%, còn 43% còn lại chính là thiếu

Một phần của tài liệu BẢN đề CƯƠNG NCKH CUỐI kỳ NHÓM12 (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(173 trang)
w