Tác động tiêu cực của việc làm thêm đối với trạng thái tâm lý của sinh viên khoa Địa Lý:

Một phần của tài liệu BẢN đề CƯƠNG NCKH CUỐI kỳ NHÓM12 (Trang 86 - 97)

7. Kết cấu của đề tài:

2.2.2.4Tác động tiêu cực của việc làm thêm đối với trạng thái tâm lý của sinh viên khoa Địa Lý:

17 lượt ý kiến, chiếm 4% trong tổng số 410 lượt ý kiến qua khảo sát của sinh viên khoa Địa Lý các khóa từ năm 1 đến năm 4.

2.2.2.4 Tác động tiêu cực của việc làm thêm đối với trạng thái tâm lý của sinh viênkhoa Địa Lý: khoa Địa Lý:

Con người là một chỉnh thể gồm hai yếu tố hợp thành gồm có thành tố mang tính vật chất và thành tố mang tính tinh thần. Sự dung hòa hai thành tố chính là điều kiện cơ sở để con người có thể tồn tại và phát triển đầy đủ các hệ thống nhận thức, cũng như vậy các yếu tố khác bên ngoài cũng tác động đến hai thành tố được nói trên. Với nội dung về tác động của việc làm thêm đối với trạng thái tâm lý của sinh viên khoa Địa Lý thì đã và đang đề cập đến vấn đề tình thần, cụ thể đó chính là trạng thái tâm lý của một cá thể. Trước hết ta phải hiểu rõ tâm lý và trạng thái tâm lý là yếu tố như thế nào, có định nghĩa hay dẫn luận ra sao.

Thuật ngữ “tâm lý” trong khoa học là rất rộng, đó là tất cả những hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc con người, gắn liền và điều hành mọi hoạt động, hành động của con người. Theo cách hiểu này thì tâm lý của con người là nhận thức, trí tuệ, cảm xúc, tình cảm, ý chí đến tính cách, ý thức và tự ý thức, là nhu cầu, năng lực của con người, đến các động cơ hành vi, đến các hứng thú và khả năng sáng tạo, khả năng lao động và sức làm việc đến các tâm thế xã hội và những định hướng giá trị của họ. Còn thuật ngữ chỉ đến “trạng thái tâm lý” chính là một định nghĩa để nêu lên khái niệm hiện tượng đời sống gắn liền với mỗi cá thể tồn tại trong xã hội rằng: “ đó là hiện tượng biểu hiện của tâm lý chính là cái nền để bộc lộ những tiền tố nội hàm, nó không xuất hiện một cách độc lập mà

nó xuất hiện chung với một hệ thống và một quá trình diễn tiến tâm lý hay có những trạng thái tâm lý đi kèm với những quá trình cảm xúc (như những tâm trạng, trạng thái căng thẳng ,stress…), có trạng thái đi kèm theo quá trình ý chí (như trạng thái do dự, quả quyết…). Trạng thái tâm lý có ảnh hưởng đến các quá trình tâm lý mà nó kèm theo, đồng thời trạng thái tâm lý lại chịu ảnh hưởng của các hoạt động tâm lý khác. Trạng thái tâm lý luôn luôn được diễn lại thì lâu ngày sẽ trở thành nét tâm lý điển hình của cá nhân”. Nói đơn giản trạng thái tâm lý chính là cách nhìn nhận trực quan của cá nhân về vấn đề bàn tới.

Nhìn vào thực tế, việc đi làm thêm chính là nhân tố xuất hiện khi nhu cầu con người cần đáp ứng và buộc phải đánh trả lại một số thứ để đáp ứng những nhu cầu khác mà cá nhân đi làm muốn hướng đến. Tuy nhiên, đi làm thêm là con dao hai lưỡi có thuận cũng có hại, đặc biệt vấn đề ở đây chính là trạng thái tâm lý của cá nhân người đi làm.

Thống kê của Bộ Y tế năm 2017, Việt Nam có khoảng 15% dân số mắc các rối loạn liên quan tới căng thẳng như: Hoảng sợ, ám ảnh, rối loạn sang chấn và lo âu. Điều này đem đến những gánh nặng về mặt xã hội, kinh tế và cho chính bệnh nhân. Cụ thể, có khoảng 350 triệu bệnh nhân trên toàn thế giới phải chịu đựng trầm cảm, 5% phải chịu đựng lo âu và chi phí y tế cho rối loạn lo âu cũng vô cùng lớn gấp 3 lần các bệnh nội khoa thông thường. Và theo Tiến sĩ Bác sĩ Dương Minh Tâm điều trị rối loạn liên quan, viện Sức khỏe tâm thần, bệnh viện Bạch Mai cho biết “Hiện nay rất nhiều người bị mắc stress do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là sức ép trong công việc, học tập, thất vọng trong sự nghiệp, mâu thuẫn trong gia đình, xã hội…”. Như vậy bác sĩ Dương Minh Tâm đã nhắc đến yếu tố việc làm khi nhắc đến vấn đề ảnh hưởng tâm lý thông qua thống kê và thời gian tiếp xúc với nghề.

Thấy được vấn đề đặt ra khi đi làm thêm đối với sự ảnh hưởng tâm lý người đi làm nên nhóm nghiên cứu đã đưa ra một số biểu hiện của trạng thái tâm lý như: căng thẳng, mệt mỏi; suy nghĩ nhiều; có tâm lý sợ hãi; áp lực công việc và những yếu tố khác. Những mảng đặt ra đó để giải quyết nhu cầu chung của nhóm về vấn đề ảnh hưởng của công việc

làm thêm đối với trạng thái tâm lý người đi làm. Sau khi sử dụng bảng khảo sát và xử lý số liệu đã cho ra kết quả thu được về vấn đề như sau:

Bảng 2.6: Sự ảnh hưởng đến các trạng thái tâm lý của sinh viên khoa Địa Lý trong việc đi làm thêm. Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%) Căng thẳng, mệt mỏi 92 33 Suy nghĩ nhiều 65 13 Sợ hãi 36 23 Áp lực công việc 70 25 Khác 18 6 Tổng 281 100

Đây là kết quả cho thấy cái nhìn của sinh viên khoa Địa Lý khi nhìn vào vấn đề trạng thái tâm lý khi đi làm thêm sẽ ảnh hưởng như thế nào, kết quả cho thấy rằng: tỷ lệ cao nhất chính là căng thẳng, mệt mỏi(33%), sau nữa áp lực công việc và sợ hãi lần lượt với giá trị là 25% và 23% trong tổng thể, kế đến chính là ảnh hưởng đến trí não về những vấn đề phải suy nghĩ nhiều (13%). Ngoài ra khi khảo sát kết quả còn cho thấy không những có lý do mà nhóm đề ra mà sinh viên khoa Địa Lý còn có những khó khăn, ảnh hưởng khác (6%) đến trạng thái tâm lý của họ. Những số liệu trên chỉ cho thấy kết quả dựa trên mặt bằng chung của khảo sát là lấy cả sự trực quan chung của những sinh viên đa và đang đi làm thêm với cái nhìn khách quan của tập hợp nhóm sinh viên chưa đi làm thêm về vấn đề này.

Và để có cái nhìn sâu sắc liên quan đến đề tài, nhóm đã phân tách ra từ số liệu gốc là số liệu tổng thể để hình thành nên nhóm nội dung chính quan tâm đến những sinh viên đi làm thêm và tác động của yếu tố này đến trạng thái tâm lý của những sinh viên tham gia vào khảo sát cụ thể là 89 bạn sinh viên khoa Địa Lý thông qua bảng như sau:

Bảng 2.7: Ảnh hưởng của việc làm thêm đối với sinh viên đã và đang đi làm của Khoa Địa Lý.

Nội dung Số lượng Tỷ lệ(%)

Căng thẳng, mệt mỏi 63 31 Suy nghĩ nhiều 48 24 Sợ hãi 26 12 Áp lực công việc 51 25 Khác 16 8 Tổng 204 100

Cụ thể qua bảng khảo sát ta có thể nhìn thấy được về cơ bản thì với cái nhìn chung của toàn bảng khảo sát và với cái nhìn trực diện của người đi làm thêm có nét tương đồng rất rõ rệt khi xuất ra kết quả, khá đồng điệu về số lượng chọn về các ảnh hưởng cũng như sự đồng điệu về thứ hạng và cơ cấu trong sự chọn lựa các yếu tố trên. Căng thẳng, mệt mỏi cũng là yếu tố ảnh hưởng được người tham gia lao động cụ thể sinh viên khoa Địa Lý chọn nhiều nhất (31%) cũng là phần dễ hiểu khi tính chất của việc làm thêm chính là hoạt động tạo ra kinh tế xuất hiện theo nhu cầu và nằm bên ngoài, kế cạnh bên công việc chính. Công việc chính là những công việc bắt buộc không thể không có những căng thẳng và mệt mỏi, song việc đi làm thêm cũng giống như làm việc chính nhưng nó có tính linh động về nhiều mặt nhưng vẫn có nhưng căng thẳng tương đương khi làm việc. Nhóm nghiên cứu đã ghi nhận sự chia sẻ của bạn Nguyễn Ngô Ngọc Uyên - sinh viên năm 2 của

khoa Địa Lý về vấn đề trên như sau: “Mình thấy đi làm rất căng thẳng vì làm sẽ có những cái mình biết và những cái mình không biết, những cái không biết thì bản thân sẽ bị chửi rất nhiều, cũng có nhiều bạn nhân viên cùng làm với mình nói những lời nói, những câu nặng nề đến mức bản thân rơi vào trầm cảm, nhiều lúc mình cảm thấy rất mệt mỏi. Nói chung là rất nặng, siêu khủng nặng”. Còn về vấn đề mệt mỏi khi làm thêm, cũng chính do nguyên nhân trên khi bản thân người đi làm phải thực hiện quá nhiều công việc trong một khoảng thời gian nhất định thì cơ thể sẽ khó mà thích nghi dẫn đến thiếu năng lượng và mệt mỏi, phần nào việc làm thêm đi song hành với việc làm chính sẽ có một số bất cập không thể lường trước được nên ở sự lựa chọn vấn đề ảnh hưởng này là đông nhất cũng là dễ hiểu.

Vẫn là hai yếu tố ảnh hưởng không chênh lệch nhau là mấy khi thực hiện khảo sát với đối tượng lao động này chính là áp lực (25%) và suy nghĩ nhiều (24%), công việc là phải đi đôi với những áp lực hiện hữu mà công việc đó buộc phải có và phải có những suy nghĩ về công việc phải làm như cách để thấy được khó khăn, áp lực từ nhiều phía với công việc của mình và tìm cách giải quyết nó điều đó dẫn đến người làm thêm phải suy nghĩ, không những vậy một số hình thái làm thêm cũng buộc cá nhân phải suy nghĩ và sáng tạo để tạo ra những giá trị đáp ứng với có sở làm việc.

Theo lời chia sẻ của bạn Nguyễn Văn Trí – sinh viên năm 2 của khoa Địa Lý về vấn đề này, bạn chia sẻ rằng: “Đôi khi bản thân phải đi làm mặc dù không hoàn thành xong hạn nộp bài nhưng phải đi, đôi lúc nhiều cái dồn dập lại quá bản thân mình lại bị căng thẳng”. Như vậy, việc làm thêm còn chiếm hữu thời gian và dồn lại những công việc và học tập khiến cho sinh viên khoa Địa Lý đi làm thêm có thêm nỗi lo dẫn đến áp lực và hành động suy nghĩ nhiều.

Tâm lý sợ hãi (12%) cũng được nhắc đến trong khảo sát vì có những biến số khi đi làm thêm mà sinh viên khoa Địa Lý đã phải trải qua và cần có những mức độ cảnh giác khác nhau, theo nhà tâm lý Yu.V.Shcherbatych đã viết trong quyển sách tâm lý Psikhologiya lzhi i obmana, ông có ghi rằng: “khi bản thân sợ một sự vật, sự việc gì đó chỉ cần chúng có biểu hiện tương đương hoặc gần nhau là bản thân lại có sự cảnh giác và

e ngại tiếp xúc” và đó cũng chính là một trong những ảnh hưởng về mặt tâm lý mà người đi làm thêm nói chung hay nói riêng các các nhân lao động trong mảng hoạt động kinh tế phải chịu ảnh hưởng tiêu cực của vấn đề nghiên cứu. Và kết quả còn cho thấy một số ảnh hưởng khác của việc làm thêm với tâm lý đi làm của sinh viên khoa khi có 16 lượt chọn có những ảnh hưởng khác mà đi làm thêm đã tác động đến tâm lý của sinh viên khoa Địa Lý, tương đương với 16 lượt chọn ấy 8% tổng thể lượt chọn để đánh giá ảnh hưởng của làm thêm với các trạng thái tâm lý và có thể kể đến như hội chứng sợ hãi với người lạ, hội chứng sợ số, hội chứng ám ảnh về hình thể,…

Những thông số thu được như trên, đã chứng minh cho lý luận của đề tài về việc làm thêm có ảnh hưởng tiêu cực đến cá nhân đi làm, cụ thể phần này chính là ảnh hưởng về trạng thái tâm lý của sinh viên khoa Địa Lý khi đi làm thêm ở các khu vực dịch vụ, sử dụng lao động. Cũng là bằng chứng trực tiếp cho thấy những ảnh hưởng cụ thể thông qua phiếu hỏi và số liệu trực quan.

Để có thể đi sâu về nguyên nhân dẫn đến các vấn đề được đưa ra trong nghiên cứu về tâm lý lao động của sinh viên khoa Địa Lý khi đi làm thêm, nhóm nghiên cứu sẽ dựa trên những số liệu đã cung cấp từ trước dựa trên các bảng sau: Bảng 1.4: Công việc làm thêm; Bảng 1.3: Nguyên nhân đi làm thêm; Bảng 2.3: Làm thêm ảnh hưởng đến học tập và bảng 2.5: Những cạm bẫy khi đi làm thêm mà sinh viên khoa Địa Lý gặp phải để chứng minh và giải thích cho sự ảnh hưởng của những yếu tố liên quan đến tác động tâm lý này.

Trước hết, để giải thích vấn đề tâm lý trong đi làm thêm thì nhóm nghiên cứu sẽ lấy thông tin từ bảng 1.4: Các công việc làm thêm mà sinh viên khoa Địa Lý ưa chuộng, chọn để thực hiện hoạt động trên mảng lao động thêm của bản thân, để có cái nhìn sâu hơn về lý do gây ra những tác động tiêu cực trên.

Bảng 1.4: Các công việc làm thêm mà sinh viên khoa Địa Lý ưa chuộng.

Công việc làm thêm Số lượng Tỷ lệ (%)

Gia sư 21 14

Tiếp thị 17 12

Cộng tác viên 20 14

Khác 27 18

Tổng 146 100 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như đã nói việc làm cũng là một phần của những ảnh hưởng về tâm lý của sinh viên đi làm thêm trong nội bộ khoa vì khi đi làm tính chất và yêu cầu ngành nghề sẽ đặt ra một số tiêu chuẩn và những yêu cầu phải có để có thể thực hiện được công việc này. Nhìn về mặt bằng chung thì ta thấy được vị trí được lựa chọn nhiều nhất trong bảng 1.4 là nhân viên phục vụ với 61 lượt chọn tương ứng với 42% trong tổng số, kế tiếp theo thứ tự là ngành nghề khác với 27 lượt chọn với 18%, gia sư và cộng tác viên lượt chọn là 14%, cuối cùng là nghề tiếp thị với 17 lượt chọn tương ứng với 12%. Để thấy rõ sự ảnh hưởng đến tâm lý nhóm nghiên cứu sẽ trình bày từng bộ phận nghề cụ thể và tính chất của nghề nghiệp để có cái nhìn tổng quát hơn về câu hỏi: “Tại sao việc lựa chọn nghề đi làm thêm lại có những ảnh hưởng đến tâm lý của sinh viên khoa Địa trong mảng lao động này?” Trước hết, nhóm nghiên cứu sẽ đi sâu tìm hiểu về nghề “nóng” trong mẫu khảo sát chính là nghề làm nhân viên phục vụ (42%). Nhân viên phục vụ không còn là từ quá xa lạ với sinh viên trong mảng đi làm thêm là ngành nghề bán lao động trong những cơ sở dịch vụ như nhà hàng, quán cơm, cửa hàng quần áo,… là ngành nghề nổi trong mẫu khảo sát với yêu câu nghề nghiệp không cao mấy so với những ngành hiện đại. Với ngành nghề này yêu cầu bản thân người đi làm phải có tính năng động, cần cù và khả năng thích ứng nhanh với môi trường làm việc tương ứng. Ngoài ra, ở một số nhà tuyển dụng hoặc cơ sở sử dụng lao động trên ngành nghề này còn có một số yêu cầu khác như về ngoại hình, bằng cấp tiếng anh,…đó chỉ là một phần yêu cầu của nghề nhưng vẫn có một số áp lực như không đáp ứng nhu cầu, thiếu cơ sở làm việc. Tuy nhiên, đó chỉ mới là cơ sở, còn khi đi vào làm việc thì mới xuất hiện ra những vấn đề liên quan khác như: mâu thuẫn giữa người lao động và người thuê lao động hay với những đồng nghiệp, bị lợi dụng tước đoạt tiền công lao động, công việc quá nhiều dẫn đến việc bị áp lực công việc hay bị xâm hại thân thể khi đi làm. Chính những bộc lộ bên trong của công việc này đã làm nên những vấn đề tâm lý kể trên.

Sau nữa là 2 ngành nghề gia sư và cộng tác viên cùng ở vị trí số 3 về sự lựa chọn với cơ cấu nằm ở mức 14% trong tổng thể. Để thấy rõ ảnh hưởng nhóm nghiên cứu sẽ đi riêng mỗi ngành nghề trong phân bậc thứ hạng này.

Trước hết là nghề gia sư, với tính năng động và hiểu biết chuyên sâu về lĩnh vực giáo dục như trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thì việc làm gia sư cũng được

Một phần của tài liệu BẢN đề CƯƠNG NCKH CUỐI kỳ NHÓM12 (Trang 86 - 97)