7. Kết cấu của đề tài:
2.3.2 xuất giải pháp giúp cân bằng giữa việc học và việc đi làm thêm của sinh viên khoa Địa Lý.
học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất thêm một số giải pháp nữa…
2.3.2 Đề xuất giải pháp giúp cân bằng giữa việc học và việc đi làm thêm của sinh viênkhoa Địa Lý. khoa Địa Lý.
Đa số sinh viên cảm thấy rất khó khăn trong việc làm thế nào để có thể cân bằng giữa việc học và đi làm thêm, chính vì vậy, các bạn vẫn cứ lưỡng lự, phân vân và không đưa ra cho bản thân mình một quyết định rõ ràng rằng có nên hay không nên đi làm thêm khi đang đi học đại học hay không?
Dựa vào những khảo sát từ bảng hỏi mà nhóm nghiên cứu gửi đến các bạn sinh viên khoa Địa Lý trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Có đến 107/120 (hơn 89%) người được khảo sát cho rằng cần phải lên kế hoạch cụ thể những việc cần làm trước khi quyết định đi làm thêm để có thể cân bằng được giữa việc làm và việc học. Như chúng ta cũng biết, thì việc lên kế hoạch cụ thể như vậy sẽ giúp chúng ta có thể quản lý thời gian một cách dễ dàng và khoa học hơn rất nhiều. Cụ thể như chúng ta có thể lên sẵn các lịch học trong tuần học trong tháng, sắp xếp các công việc quan trọng và hoàn thành đúng hạn, việc đó sẽ làm cho quỹ thời gian của chúng ta trở nên thoáng hơn, khi đó sẽ không còn sự lộn xộn nữa, chúng ta hoàn toàn có thể nắm bắt và kiểm soát được thời gian trong lòng bàn tay, và việc cân bằng giữa đi làm thêm và việc học trên lớp sẽ trở nên vô cùng dễ dàng và thuận tiện. Dưới đây là bảng khảo sát của nhóm nghiên cứu về vấn đề cần làm gì để việc học và đi làm thêm của sinh viên trở nên hiệu quả và được cân bằng hơn:
Bảng 2.9: Đề xuất giải pháp cân bằng giữa việc học và việc đi làm thêm của sinh viên khoa Địa Lý.
Đề xuất giải pháp Số lượng Tỷ lệ (%)
Sắp xếp mức độ ưu tiên công việc 85 23
Lập kế hoạch cho bản thân trong từng giai đoạn cụ thể 107 28
Tìm các việc làm theo ca phù hợp 90 24
Xác định rõ mục tiêu của bản thân 88 24
Khác 3 1
Tổng 373 100
Có thể thấy, đa số các bạn sinh viên khoa Địa Lý khi được khảo sát đều đưa ra được rất nhiều giải pháp vô cùng quan trọng để cân bằng việc học và đi làm, ngoài ra thì
còn một số các giải pháp khác nữa, và để rõ ràng hơn thì nhóm nghiên cứu đã tổng hợp và đề xuất ra thêm những giải pháp dưới đây…
Phải trung thực trong cuộc phỏng vấn tuyển việc: Đây là một giải pháp đầu tiên để giúp các bạn tránh các phiền phức và rắc rối về sau nếu như không cân bằng được việc đi làm và học trên lớp. Trung thực ở đây là với chính mình và với nhà tuyển dụng. Để được nhận công việc, một số người sẵn sàng có ý định giấu diếm việc mình còn đi học, “ôm đồm” quá nhiều để rồi bỏ bê việc học hoặc không hoàn thành tốt công việc đã nhận. Điều này không chỉ ảnh hưởng xấu đến việc học mà còn làm bạn mất uy tín - điều cực kỳ quan trọng cho con đường sự nghiệp về sau. Vậy nên, hãy giải thích rằng bạn còn đi học và chỉ có thể làm việc trong một khoảng thời gian nhất định. Nói rõ ngay từ đầu giúp bạn dễ dàng cân bằng mọi thứ và cũng cho thấy bạn là người có kỹ năng quản lý thời gian.
Lên sẵn trước những kế hoạch: Giải pháp này có phần giống với ý kiến của các bạn sinh viên khoa Địa Lý ở phần trên, nhưng vì đây là giải pháp cực kỳ quan trọng, chính vì thế mà nhóm nghiên cứu muốn đặt để vào thêm một lần nữa nhằm nhấn mạnh hơn tầm quan trọng của việc lên trước các kế hoạch. Hãy tạo ra các ghi chú. Khi bắt đầu học kỳ, hãy nhìn vào lịch trình và suy nghĩ về các giai đoạn bạn có nhiều bài thuyết trình hoặc kiểm tra. Nếu bạn nghĩ rằng mình sẽ rất căng thẳng vào thời gian đó, hãy lên kế hoạch xin nghỉ phép từ trước. Hãy chắc chắn rằng bạn biết cách sắp xếp thời gian để hoàn thành một bài luận hoặc thực hiện các bài thuyết trình quan trọng. Chúng ta không nên sắp xếp quá nhiều lịch làm thêm vào những ngày mình có bài kiểm tra, thi hoặc thuyết trình, chẳng những không thể làm tốt việc học mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bản thân nếu như bạn cố gắng quá sức lực mà bản thân cho phép. Trường hợp bạn đăng ký lịch làm rồi đến lúc đó bạn quá bận với việc học, sau đó xin nghỉ phép với lý do không sắp xếp được việc học (trường hợp các bạn đăng ký lịch làm từ trước) sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến uy tín và tác phong làm việc của bạn. Dù là đi làm thêm hay làm công việc chính thì cũng cần phải có một kế hoạch thật cụ thể và khoa học, tập dần các tác phong, kỷ luật cao từ sớm sẽ giúp bạn tạo ra một thói quen cực kì tốt cho công việc sau này. Chính vì vậy hãy trở thành một người khoa học dù là làm việc ở bất kì công việc nào, vị trí nào,…
Tìm kiếm các công việc làm thêm theo ca: Cần tính toán xem mức độ thường xuyên bạn có thể làm việc mà không chịu áp lực của học hành, chẳng hạn là các ngày cuối tuần hoặc các ca làm việc ngắn để phù hợp với thời gian biểu của bạn. Làm việc theo ca vào cuối tuần giúp việc cân bằng trở nên dễ dàng hơn nhiều. Nếu bạn không thể tìm được một vị trí như thế này, hãy tìm một công việc mà bạn có thể linh hoạt về giờ giấc. Khi làm các công việc theo ca, chúng ta có thể sử dụng những khoảng nhỏ thời gian rảnh từ 4 đến 5 giờ, thường là vào những ngày các bạn học một buổi trên trường, có thể dùng thời gian buổi còn lại hoặc buổi tối để đi làm mà vẫn không ảnh hưởng gì đến việc học tập của mình.
Phải luôn luôn nhớ rằng việc học là chính, công việc làm thêm chỉ là phụ: Công việc bán thời gian chỉ được cho là để tạo điều kiện cho việc học của bạn, thế nên đừng tập trung tất cả sự chú ý vào công việc mà không dành đủ thời gian để hoàn thành việc học một cách tốt nhất với khả năng của bạn. Nếu thấy việc học bị lơ là, hãy giảm số giờ làm việc. Chúng ta không nên dành quá nhiều thời gian để đi làm, trong khi đó lại không học hoặc ôn bài. Nguyên nhân xuất phát các vấn đề này chủ yếu là do nguồn thu nhập từ công việc làm thêm nhiều khiến chúng ta bị cuốn vào, hoặc tư tưởng lo sợ quản lí hoặc đồng nghiệp không hài lòng. Chúng ta phải luôn luôn ghi nhớ một điều rằng, đầu tư cho giáo dục là sự đầu tư không bao giờ lỗ, cho nên đừng bao giờ sao nhãng việc học chỉ để tập trung quá nhiều vào việc làm thêm.
Cố gắng tìm công việc càng liên quan với ngành học càng tốt: Tuy việc kiếm thêm tiền để trang trải phần nào chi phí hoàn toàn là điều dễ hiểu đối với các bạn sinh viên. Nhưng nếu có thể, hãy kiên nhẫn hơn một chút để xác định và tìm một công việc liên quan đến ngành học hoặc công việc bạn nhắm tới sau này sẽ cung cấp cho bạn nhiều hơn là tiền bạc, đó là kinh nghiệm, tài liệu tham khảo, khả năng phát triển chuyên môn và quan trọng hơn là bổ sung kiến thức thực tế cho kiến thức trên giảng đường. Nếu tìm được một công việc ít nhiều liên quan đến ngành học sẽ giúp ích rất nhiều không chỉ hiện tại mà cả tương lai. Ngoài việc kiếm được thu nhập, bạn cũng sẽ được gặp gỡ nhiều người mới, rèn luyện được kiến thức và các kỹ năng cần thiết có tác động đến sự nghiệp lâu dài
của bạn. Nếu bạn làm công việc có liên quan, nghĩa là bạn đã có sự “khởi đầu” trước một bước.
Tìm kiếm công việc làm thêm gần trường hoặc gần nơi bạn sinh sống: Để giảm bớt căng thẳng và tiết kiệm thời gian khi phải di chuyển giữa nơi làm thêm và trường học, bạn nên chú ý tìm những nơi làm việc càng gần trường càng tốt. Vì bạn còn là sinh viên nên mọi quyết định về việc làm nên được xoay quanh trục của việc học. Việc chọn địa điểm làm việc sẽ là một quyết định rất nhiều đến quỹ thời gian sau này của bạn, chính vì vậy hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi chọn một địa điểm xa trường hoặc nơi ở của bạn.
Hãy tiết kiệm khi có thể: Đừng dại “phung phí” hết sạch các khoản tiền. Nếu có thể, hãy để dành một khoản kha khá để phòng khi đến thời điểm bận rộn cho việc học và không thể đi làm. Như vậy, bạn vẫn an tâm học hành để đạt kết quả tốt mà vẫn đảm bảo có tiền chi tiêu, đồng thời tạo thói quen tiết kiệm khi làm việc toàn thời gian sau này.
Sáng tạo trong cách làm bài tập: Có rất nhiều cách để làm bài tập hơn là việc chỉ ngồi trước màn hình máy tính. Chẳng hạn, bạn có thể suy nghĩ về cách giải quyết bài tập, về chủ đề cho bài luận, luyện nghe tiếng Anh trong khi làm những công việc phục vụ. Đối với những công việc phục vụ, trường hợp ít hoặc không có kế hoạch thì các bạn có thể lên trước các sườn bài tập để lúc về đã có hướng làm bài.
Sử dụng thời gian làm việc để thư giãn: Nếu việc học quá căng thẳng hãy tự cho phép bộ não được giải phóng bằng cách giao tiếp với mọi người tại nơi làm việc. Việc tạm quên một việc để tập trung cho một việc khác cũng là cách tiết kiệm thời gian, vì bạn sẽ tập trung hơn và rõ ràng hơn khi quay trở lại.
Nhìn vào những lợi ích của công việc để tạo động lực: Vừa học vừa làm thật sự không đơn giản. Có thể nhiều lúc bạn cảm thấy mệt mỏi, muốn bỏ việc hoặc đơn giản là không yêu thích công việc... Những lúc như vậy, hãy nghĩ đến điểm tích cực mà công việc mang lại cho bạn cả trong hiện tại và tương lai để tiếp tục. Có được mức lương thường xuyên sẽ cho phép bạn chi nhiều tiền hơn cho những thứ bạn muốn. Hoặc làm thêm cũng là cách tuyệt vời để học các kỹ năng mới sẽ khiến hồ sơ của bạn trở nên hấp dẫn hơn. Đó là nền tảng, là động lực giúp bạn tạo sự cân bằng giữa học và làm tốt hơn.
Đó là các giải pháp mà nhóm nghiên cứu gửi đến các bạn sinh viên khoa Địa Lý nói riêng và sinh viên cả nước nói chung nhằm giúp các bạn có thể chọn được một công việc làm thêm phù hợp với bản thân và những giải pháp giúp các bạn có thể cân bằng giữa việc học và làm thêm. Hi vọng với những giải pháp đó thì các bạn sẽ có thể giải quyết các vấn đề còn khuất mắt trong câu hỏi “có nên hay không khi đi làm thêm trong môi trường đại học”.
KẾT LUẬN
Sau quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và khảo sát nhóm đã nghiên cứu hoàn thành về tác động của việc làm thêm đối với sinh viên khoa Địa Lý trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 – 2021. Trên một quy mô thu thập số liệu khá nhỏ, trong quãng thời gian có hạn, với nhiều thách thức từ đại dịch Covid - 19 ngay thời điểm diễn ra nghiên cứu, bằng những phương pháp nghiên cứu xã hội được lựa chọn cẩn trọng, ứng dụng sáng tạo các kiến thức có được, xử lý và kiểm tra các thống kê xã hội, các mục tiêu ban đầu nhóm nghiên cứu hướng đến cơ bản đã được đáp ứng. Kết quả thu được với những số liệu cụ thể trên đây đã nói lên một cách cụ thể và rõ ràng về thực trạng, đặc biệt là tác động tích cực và tiêu cực của vấn đề làm thêm đối với sinh viên khoa Địa Lý, bên cạnh đó là đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm giúp sinh viên có quyết định, hướng đi đúng đắn trong việc đi làm thêm.