Quan điểm chung của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn– Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh về việc làm thêm:

Một phần của tài liệu BẢN đề CƯƠNG NCKH CUỐI kỳ NHÓM12 (Trang 39 - 41)

7. Kết cấu của đề tài:

1.2.2. Quan điểm chung của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn– Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh về việc làm thêm:

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh về việc làm thêm:

Theo quan điểm của đa số sinh viên, việc đi làm thêm có lợi hay có hại đến sinh viên tùy theo từng trường hợp và bản thân mỗi người. Qua khảo sát bảng hỏi cho thấy 22% sinh viên tham gia cho rằng việc đi làm thêm là có lợi, 3% cho rằng đi làm thêm chính là việc làm là có hại và không nên đi làm thêm, 75% còn lại cho rằng việc đi làm thêm phải xét vào tùy trường hợp mới có thể xét vào công việc đó có lợi hay là có hại với người đi làm thêm. Với 75% lựa chọn rằng đi làm thêm phụ thuộc vào công việc và môi trường còn dựa vào các yếu tố khác trong đó có ứng xử của sinh viên với công việc.

a.Quan điểm chung của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh về việc làm thêm được xét ở mặt tích cực:

Đa phần sinh viên cho rằng việc đi làm thêm sẽ có thêm nguồn thu nhập đó là điều tiên quyết và chắc chắn phải có khi bất kể một sinh viên nào quyết định đi làm thêm. Việc đi làm thêm còn giúp cho sinh viên có thêm nhiều kinh nghiệm và mở rộng giao lưu, tăng thêm các mối quan hệ xã hội, đó cũng là một trong những yếu tố quan trọng, là nền tảng để sinh viên có thể nắm bắt, vận dụng vào công việc hiện tại và trong tương lai. Ngoài ra, đi làm thêm còn phát sinh nhiều mối quan hệ mà người làm có thể cần và sử dụng trong hiện tại lẫn cả về mặt tương lai để có thể phục vụ những mục đích sau này. Sống với cuộc sống và thời gian hiệu quả hơn, thay vì thời gian cá nhân dùng để giết nó cho những công việc vô bổ như mua sắm, đi chơi với bạn bè quá nhiều,… Đi làm còn giúp sinh viên của trường quản lý thời gian rảnh và sử dụng thật hợp lý.

Ngoài ra, một số sinh viên có chia sẻ thêm về những lợi ích khi đi làm thêm là tạo ra những hoạt động điều độ bắt buộc. Đi làm thêm đúng giờ và theo ca khiến sinh viên phải bỏ ra những khoảng thời gian lười biếng để đi làm thêm, phải dậy sớm không còn được ngủ nướng để đi làm thêm để tìm thêm thu nhập. Phần nào khi đi làm thêm, sinh viên tại trường có thể xem nó thay cho các hoạt động thể dục rèn luyện sức khỏe, điều chỉnh giờ hoạt động hợp lý thay vì thức khuya xem phim hay tán gẫu với bạn bè thì sử dụng cho việc thư giãn, ngủ sớm.

Môi trường làm việc có thể thay đổi con người, từ công việc sinh viên cũng có thể trưởng thành hơn và hoàn thiện bản thân hơn. Có sự nhìn nhận thực tế về xã hội thay vì những giá trị học được trên sách vở, không bị bỡ ngỡ khi bước chân vào đời sống. Cũng như sự trân quý đồng tiền, có thêm những khoảng thu nhập mới tạo cho bản thân sinh viên đi lao động biết cách chi tiêu hợp lý hơn, không phung phí vào những thứ không cần thiết.

b.Quan điểm chung của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh về việc làm thêm được xét ở mặt tiêu cực:

Công việc xã hội không hề đơn giản như nhiều người đã nghĩ, đa phần sinh viên nghĩ đến vấn nạn bóc lột lao động, công việc thì quá nặng nhọc nhưng lương chỉ nằm ở mức giá dưới giá trị lao động. Với khoảng lương đó không thể nào bù đắp đi những tiêu thụ của cơ thể về năng lượng để đi làm những công việc làm thêm từ đó hình thành những biến số khác của bệnh nghề nghiệp.

Song với nhu cầu của cá nhân và công việc làm thì đa dạng tương đương, với những nhu cầu đó nhiều công ty xuất hiện với tên gọi là và cách thức hoạt động là của những công ty ma nhưng lại có những chiêu trò chiêu mộ với những đãi ngộ hấp dẫn để câu dẫn sinh viên và lừa gạt vào những đường dây lừa đảo lao động không được thu nhập về cho bản thân mà còn mất một số tiền lớn vào những khoảng cung để vào mạng lưới đó. Song song với công ty ma thì đường dây bán hàng đa cấp cũng chính là mối nguy mà đa phần sinh viên của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn lo sợ vấp phải.

Vấn đề sức khỏe lao động cũng nằm trong tỉ trọng lớn mà người lao động thuộc nhóm trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn quan tâm đến. Để có được những món tiền thông qua tiền lương lao động nhưng phải đổi lấy sức khỏe của bản thân. Đôi lúc đi làm phải đi giữa những buổi trời nắng gắt hay những buổi trời mưa cũng phải vác thân đi đến nơi làm việc, tỷ lệ bệnh do lao động rất cao. Những chỗ tuyển dụng thời là chọn đối tượng là sinh viên bởi tính năng động và sáng tạo nhưng đổi lại là sự bóc lột lao động và tiền lương bèo bọt, rẻ rúng. Như trong “làng đại học”, công việc phụ bán ở các quán cơm hì hục làm không nghỉ nhưng lương lại chỉ có 10-15 ngàn đồng.

Ngoài ra, còn một nhóm rất lớn khảo sát lên đến 39% cho rằng làm thêm sẽ có ảnh hưởng đến việc học tập của sinh viên. Có thể nói công việc làm thêm chiếm quá nhiều thời gian trong khi việc học đại học lại vô cùng nặng nhọc mệt mỏi và chỉ muốn thư giãn không muốn nghỉ ngơi mà lãng quên đi nhiệm vụ chính của sinh viên chính là trau dồi kiến thức và học tập. Việc đi làm sẽ chiếm phần lớn thời gian đi học của cá nhân thực hiện lao động, không đảm bảo các yếu tố lịch học chính quy trên giảng đường, nếu như có đi học thì học luôn trong tình trạng mệt mỏi, thiếu sức sống và nằm ngủ trong lớp và hiển nhiên một điều chính là không tiếp thu được bất kỳ kiến thức nào được giảng viên truyền đạt từ đó điểm số bị sa sút.

Từ đó nhóm khảo sát thực hiện đề tài nghiên cứu đã thực hiện một câu hỏi dạng có hoặc không: “Sinh viên có nên đi làm thêm hay không?”, kết quả có thể dự đoán được khi 94% sinh viên cho rằng nên đi làm thêm, 6% còn lại cho rằng sinh viên không nên đi làm thêm. Song chúng ta có thể nhìn thấy cách nhìn nhận chung của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là nên đi làm thêm và không khẳng định đi làm là tốt hay xấu, khẳng định công việc làm thêm là tốt hay xấu là do nhận thức của sinh viên với công việc và những biến số khác của việc đi làm thêm.

Một phần của tài liệu BẢN đề CƯƠNG NCKH CUỐI kỳ NHÓM12 (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(173 trang)
w