Kết quả đạt được:

Một phần của tài liệu BẢN đề CƯƠNG NCKH CUỐI kỳ NHÓM12 (Trang 116 - 119)

1.1 Nhằm tạo dựng một nền tảng lý thuyết để định hướng các phân tích chuyên sâu, những khái niệm hàn lâm xoay quanh vấn đề việc làm thêm trong xã hội hiện nay nói chung và trong sinh viên khoa Địa Lý nói riêng đề cập ở bài nghiên cứu đã được lý giải chi tiết, đảm bảo một cơ sở lý luận vững chắc. Bức tranh về vấn đề việc làm thêm của sinh viên khoa Địa Lý ở giai đoạn hiện nay với những nhận thức về thực trạng, tìm hiểu và phân tích những tác động mà sinh viên mắc phải khi đi làm thêm, và cuối cùng là đề xuất vài giải pháp an toàn, hiệu quả cho sinh viên để áp dụng cân bằng tốt giữa việc học và việc làm thêm cho hiện tại và trong tương lai.

1.2 Số lượng khảo sát cho thấy rằng sinh viên khoa Địa Lý đánh giá nhu cầu làm thêm đều ở mức độ cần thiết trở lên, chiếm khoảng 80% tỷ lệ, trong đó nổi bật nhất mức

độ cần thiết chiếm 1/2 số lượng sinh viên tham gia khảo sát. Có thể thấy rằng, vấn đề làm thêm là một nhu cầu lớn của sinh viên khoa Địa Lý trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Đây là vấn đề cần được quan tâm để tạo điều kiện cho sinh viên có thêm khả năng thích nghi với thực tế, kết quả khảo sát cũng cho thấy rằng đây không chỉ đơn giản là nhu cầu, mong muốn của sinh viên mà thực tế có gần 75 % số sinh viên trải qua khảo sát đã và đang đi làm thêm. Tổng kết quả nghiên cứu được công so với giá trị thực tế được tính toán có chỉ số sai số thấp hơn so với quy định khoảng 1%.

1.3 Dựa trên các số liệu mà nhóm nghiên cứu đã thu thập được từ những ý kiến của các bạn sinh viên khoa Địa Lý về tác động tích cực và tiêu cực của vấn đề làm thêm, có thể thấy rằng việc gì cũng đều có tính hai mặt của nó, và việc làm thêm cũng vậy, có mặt tốt thì chắc chắn không thể không có mặt xấu. Sau đây là tính hai mặt của việc làm thêm đối với sinh viên khoa Địa Lý hiện nay:

1.3.1 Về mặt đời sống vật chất: Việc lựa chọn công việc đi làm thêm giúp sinh viên có thêm nguồn thu nhập để trang trải cuộc sống (ăn uống, mua sắm,…), rèn luyện các kỹ năng và mở rộng thêm các mối quan hệ khác. Tuy nhiên, trong quá trình tìm việc làm thêm sinh viên dễ bị sa vào vấn nạn đa cấp hoặc một số công việc cần phải có tiền cọc, hay là những công ty ma, nên khi gặp những trường hợp này, sinh viên không chỉ không kiếm được nguồn thu nhập mà còn có khả năng đứng trước nguy cơ bị mất cả vốn tiền cọc hoặc phải tham gia làm việc bất chính.

1.3.2 Về mặt đời sống tinh thần: Từ kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết những sinh viên tham gia đi làm thêm đều bị sa sút về kết quả học tập bởi vì nhiều bạn không đảm bảo lịch học, không có thời gian học bài khiến cho điểm số các môn ngày càng đi xuống, đôi lúc các bạn còn bị phân tâm trong việc học và vài lần không hoàn thành deadline khiến cho bản thân bị đánh giá thấp trong việc làm tập thể. Và cụ thể là mất tập trung trong việc học với 84 lượt ý kiến, chiếm đến 24% trong tổng số, việc làm thêm ảnh hưởng đến lịch học và học bài chiếm tỷ lệ cao với đồng nhau về ý kiến khảo sát với 71 lượt ý kiến, chiếm 20% trong tổng số ý kiến. Đây là những con số cần được xem xét và cảnh báo, vì nếu không trong tương lai con số này sẽ có khả năng tăng lên. Mặc dù vậy, việc đi làm thêm cũng giúp sinh viên khoa Địa Lý có nhiều kinh nghiệm, nâng cao kỹ

năng như kỹ năng phản biện, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc tập thể, không những thế, sinh viên còn biết cách quản lý và sắp xếp thời gian phù hợp hơn, góp phần làm đẹp hồ sơ xin việc sau này của sinh viên hơn.

1.3.3 Về khía cạnh tâm lý khi sinh viên khoa Địa Lý đi làm thêm: Đa số sinh viên đều cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng, áp lực công việc, đôi lúc còn có tâm lý sợ hãi với công việc của mình khiến cho sức khỏe ngày càng giảm sút. Cụ thể nó được thể hiện rõ kết quả khảo sát tác động tiêu cực của việc làm thêm đối với trạng thái tâm lý của sinh viên khoa Địa Lý tỷ lệ cao nhất chính là căng thẳng, mệt mỏi là 33%, sau nữa áp lực công việc và sợ hãi lần lượt với giá trị là 25% và 23%, kế đến chính là ảnh hưởng đến trí nào về những vấn đề phải suy nghĩ nhiều 13%.

1.3.4 Về sức khỏe và quan hệ xã hội, thì kết quả nghiên cứu từ việc khảo sát mà nhóm thu thập được từ tác động tiêu cực của việc làm thêm đối với thể chất của sinh viên khoa Địa Lý thì tác động lớn nhất là vấn đề thiếu ngủ, với 94 lượt là 31%, tình trạng ăn uống không đúng giờ với 71 lượt ý kiến chiếm 24%, các bệnh về tuổi tác với 66 lượt ý kiến chiếm 23%, vấn đề suy nhược cơ thể 51 lượt ý kiến chiếm 15% và vấn đề khác 19 lượt ý kiến chiếm 7%. Từ đó, suy ra nhân tố ảnh hưởng đến sức khỏe của sinh viên cao nhất là do việc thiếu ngủ, tiếp đến là ăn uống không đúng giờ, không đúng bữa, dễ dàng dẫn đến các bệnh về đau dạ dày, đường ruột và nếu như càng duy trì việc này xảy ra thì rất nguy hại đến tính mạng của sinh viên khoa Địa Lý nói riêng và sinh viên cả nước nói chung. Vì vậy, đã chọn đi làm thêm thì sinh viên cần phải biết chăm lo cho sức khỏe của mình, chỉ có sức thì mới làm nên chuyện. Đồng thời, bên cạnh việc đi làm thêm tăng thêm nhiều mối quan hệ thì nó cũng có thể làm cho sinh viên mất đi vài mối quan hệ như đối với đồng nghiệp, xảy ra mâu thuẫn về ca làm hoặc tiền lương nhận được, mối quan hệ đối với gia đình, bạn bè vì bản thân dành quá nhiều thời gian cho công việc nên thời gian dành cho gia đình, bạn bè ngày càng ít đi, những mối quan hệ đó cũng ngày càng mất dần.

1.4 Qua đánh giá chung, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng sinh viên khoa Địa Lý có thái độ tích cực và có sự quan tâm rất lớn đối với việc làm thêm trong thời đại ngày nay. Điều này cũng chứng tỏ rằng sinh viên khoa Địa Lý rất đam mê tìm tòi, đam mê trải

nghiệm, luôn muốn học hỏi và trau dồi thêm nhiều kỹ năng, thiết lập nên nhiều mối quan hệ tốt để góp phần cải thiện những đức tính chưa được và phát huy những năng lực mà bản thân vốn có ở mỗi bạn sinh viên. Tuy nhiên, đây là vấn đề gây nóng bỏng không chỉ riêng ở Việt Nam mà còn trải dài ở khắp nơi trên thế giới, vì vậy khi các bạn còn ở lứa tuổi đến trường thì việc ưu tiên nhất và quan trọng nhất vẫn là việc học. Thay vì dành quá nhiều thời gian cho công việc làm thêm mà trì hoãn việc học chỉ vì muốn kiếm thêm thu nhập, học hỏi nhiều kỹ năng, kinh nghiệm thì các bạn sinh viên nên tìm các công việc làm theo ca để dễ dàng lập kế hoạch, phân chia thời gian phù hợp, vừa cân đối được việc học và đi làm thêm vô cùng hiệu quả.

Một phần của tài liệu BẢN đề CƯƠNG NCKH CUỐI kỳ NHÓM12 (Trang 116 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(173 trang)
w