Nguyên nhân sinh viên khoa Địa Lý muốn đi làm thêm:

Một phần của tài liệu BẢN đề CƯƠNG NCKH CUỐI kỳ NHÓM12 (Trang 49 - 52)

7. Kết cấu của đề tài:

2.1.2 Nguyên nhân sinh viên khoa Địa Lý muốn đi làm thêm:

“Thuyết nhu cầu của Maslow” có đưa ra nhận định về nhu cầu của con người rằng khi những nhu cầu cơ bản như ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí của con người được đáp ứng thì các nhu cầu cấp cao hơn như sự tôn trọng, công bằng, an tâm, an toàn, địa vị xã hội được thỏa mãn. Việc nhu cầu được thỏa mãn và được thỏa mãn tối đa là mục đích hành động của con người. Phát sinh từ những nhu cầu cơ bản trong cuộc sống cá nhân, sinh viên khoa Địa Lý cũng không ngoại lệ khi mong muốn tìm cho mình một công việc làm thêm để có thể đáp ứng được các nhu cầu cơ bản đó. Xuất phát từ hàng tá nhu cầu khác nhau nhưng chung quy lại, nhóm nghiên cứu đã đưa ra được những lý do phổ biến nhất dẫn đến việc đi làm thêm trở thành “xu hướng” như hoàn cảnh gia đình khó khăn, không đủ chi trả học phí; muốn tự lập từ sớm; muốn rèn giũa thực tế, thử thách bản thân, đem những kinh nghiệm sống và học tập vào áp dụng thực tiễn hoặc đơn giản là đi làm thêm cho vui, bạn bè giới thiệu lôi kéo. Từ tất cả các lý do đó có thể hiểu được mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả của vấn đề làm thêm của sinh viên khoa Địa Lý là những cơ sở lý luận rất quan trọng giúp cho nhóm nghiên cứu đưa ra những vấn đề cần giải quyết trong quá trình vận hành nghiên cứu và khảo sát.

Thông qua khảo sát, lý do đi làm thêm của sinh viên được trình bày ở bảng 1.3 xếp ở vị trí đầu tiên là sinh viên muốn có thêm nhiều kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng, lý do này chiếm tỷ lệ rất cao nhất 36% với 70 sinh viên đưa ra quan điểm. Điều này cũng dễ hiểu, khi bước chân vào một môi trường làm việc mới, việc cần quan tâm chính là kinh nghiệm của bản thân có đủ để tiếp nhận công việc này hay không và khả năng trau dồi, xử lý công việc, nâng cao kỹ năng cần thiết đều góp phần hoàn thiện bản thân, học tập được thêm nhiều kiến thức mới, nghĩ xa hơn sau khi tốt nghiệp, bạn đã có được nhiều kinh nghiệm, tự tin bước vào đời. Tiếp đến ở vị trí thứ hai là mở rộng các mối quan hệ, chiếm 26% tổng số. Giải thích cho lý do này, nhóm nghiên cứu có thể đưa ra ý kiến từ sinh viên một cách khách quan đó là khi tiếp cận với bất kỳ môi trường làm việc nào, để có thể dễ dàng hòa nhập thì việc thiết lập các mối quan hệ xung quanh là điều cần thiết. Bởi nếu chúng ta cuộn tròn bản thân lại sẽ gây bất lợi cho chính chúng ta, có thêm nhiều mối quan hệ sẽ giúp chúng ta có nhiều cơ hội việc làm cũng như giao tiếp hơn trong tương lai. Ngoài ra, còn có một số lý do khác cần quan tâm là muốn tự lập, lý do này chiếm 16% tổng tỷ lệ, đây là đặc trưng của giới thanh niên trẻ hiện nay, mong muốn sớm được tự chủ tài chính, thử nghiệm cuộc sống, khẳng định sức trẻ của bản thân không muốn bị phụ thuộc quá nhiều vào gia đình. Có thể bắt gặp rất nhiều trường hợp hi hữu như sinh viên có thể tự mua được xe máy, điện thoại, máy tính hay bất cứ vật dụng cần thiết nào ngay khi còn đang học đại học mà không cần sự chu cấp từ gia đình. Quá xuất sắc cho sự nỗ lực vừa đi học vừa kiếm tiền của các bạn sinh viên trẻ hiện nay và sinh viên khoa Địa Lý cũng không ngoại lệ. Bên cạnh đó có một số lượng sinh viên đi làm thêm vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, mong muốn kiếm thêm thu nhập để hỗ trợ chi phí học tập cho bản thân.

Bởi lẽ không phải gia đình nào cũng có khả năng chi trả đủ tất cả các loại phí cho con mình đi học đại học, số tiền vượt tầm kiểm soát, nhiều bạn sinh viên phải tạm gác lại việc học của bản thân. Để tiếp tục hành trình học tập thì buộc sinh viên phải đi làm thêm để phụ giúp gia đình trang trải học phí.

Qua quá trình phỏng vấn sâu những sinh viên đã và đang đi làm thêm, nhóm nghiên cứu lại một lần nữa nhận thấy rằng, lý do đi làm thêm của sinh viên cũng rất đa dạng. Anh Võ Chí Triệu - sinh viên năm 3 trả lời: “Làm vì đam mê và thêm nữa là cải thiện vấn đề tài chính”; bạn Đào Ngọc Anh Thư - sinh viên năm 2 lại có lý do rằng:

“Trong thời gian nghỉ dịch, không đi học nên có thời gian rảnh rỗi, cô mình giới thiệu cho mình công việc và mình đi làm thêm để thách thức bản thân và cũng kiếm thêm thu nhập cho mình”. Đa số sinh viên đi làm thêm khi trả lời phỏng vấn đều khẳng định rằng muốn nâng cao kỹ năng của bản thân, vận dụng kiến thức đã học để được “cọ xát” nhiều hơn với môi trường thực tế. Nhưng cũng không thể không nhắc đến những sinh viên đi làm thêm để phụ giúp gia đình và cũng để chứng minh năng lực của mình. “Bản thân mình muốn tự lập và vì nhà đông con, hoàn cảnh gia đình cũng có tác động nên mình quyết định đi làm thêm sớm”, bạn Nguyễn Ngô Ngọc Uyên - sinh viên năm 2 chia sẻ.

Vậy từ những chia sẻ kết hợp với các giá trị bảng hỏi mà nhóm đã xử lý đã chứng minh rất rõ đặc điểm và tính chất của việc làm thêm là rất đa dạng. Ngoài việc vó được tiền thu nhập cho thời gian rảnh rỗi cũng như có đồng ra đồng vào thì làm thêm dù hình thức nào cũng cho người đi làm thêm rất nhiều mặt kinh nghiệm, không ít thì nhiều sẽ giúp cá nhân lao động đó trong tương lai.

Suy đến cho cùng, thì sinh viên khoa Địa Lý có rất nhiều lý do để đi làm thêm, có lý do xuất phát từ yếu tố chủ quan và có lý do xuất phát từ yếu tố khách quan. Nhóm nghiên cứu đã chỉ ra 2 yếu tố trong tổng bảng hỏi là yếu tố nặng và yếu tố nhẹ. Song yếu tố nặng là yếu tố gây ảnh hưởng lớn, buộc sinh viên phải đi làm thêm cụ thể là hoàn cảnh gia đình, còn yếu tố nhẹ là ý chủ quan có cũng được mà không có cũng không sao. Từ đó nhóm nghiên cứu có thể thấy rằng việc đi làm thêm cũng có một số ảnh hưởng nguồn vào cũng như biến độc lập, ảnh hưởng đến nguồn ra - biến phụ thuộc (những yếu tố tiêu và tích cực trong chủ đề nghiên cứu).

Một phần của tài liệu BẢN đề CƯƠNG NCKH CUỐI kỳ NHÓM12 (Trang 49 - 52)