7. Kết cấu của đề tài:
1.3.1 Tình hình thị trường lao động Việt Nam hiện nay:
Thị trường lao động có thể nói đến thì ai cũng biết bởi nó không phải là một định nghĩa xa lạ với chúng ta vì được nhắc đến rất nhiều trên các bài báo, các phương tiện truyền thông và có rất nhiều thông tin được đưa đến với chúng ta từ những nhân tố lao động cần việc làm, những nhà nghiên cứu kinh tế hay cả những nhà, cơ sở tuyển dụng
trong khoảng thời gian qua, chỉ cần một cú nhấp chuột với từ khóa trên là ta đã có khoảng 81.000.000 kết quả trong vòng 0.88 giây cho từ khóa trên. Định nghĩa đơn giản của thị trường lao động chính là thảo luận và trao đổi hàng hóa dựa trên mối quan hệ cung và của của người mua và người bán mà mặt hàng được đem ra trao đổi chính là sức lao động và khả năng lao động của người thực hiện lao động hay nói đơn giản một bên là người thuê sức lao động và một bên là người sử dụng sức lao động.
Thị trường lao động là một dạng khác của thị trường trao đổi buôn bán nhưng đặc biệt chính là sức lao động của người lao động, thể hiện vai trò tư bản của tiền tệ. Song đây chính là một thị trường rộng lớn về nhiều mặt và quan trọng trong hệ thống pháp lý kinh tế chung của nhiều quốc gia có cả Việt Nam. Nói thị trường lao động chính là biểu hiện của tư bản tiền tệ vì đây là mối quan hệ hữu cơ của bán bán sức lao động và bên mua sức lao động. Bên bán có nghĩa vụ thực hiện các hoạt động kinh tế được chỉ định thông qua việc sử dụng thời gian và công sức để làm công việc đó, kết quả cuối cùng kết tinh lại chính là những giá trị thặng dư kết trong sản phẩm lao động với nhiều hình thái khác nhau. Về bên sử dụng lao động chính là bên thụ hưởng những giá trị kết tinh thặng dư bên trong sản phẩm lao động của bên bán, sử dụng giá trị đó để mục đích khác nhằm thu lợi nhuận và tính thù lao lao động và trả theo năng lực cho bên bán sức lao động theo những điều khoản thỏa thuận từ trước.
Việt Nam đang trong xu thế hội nhập kinh tế trong nền kinh tế thị trường đã đặt ra rất nhiều yêu cầu với thị trường lao động phải trở nên linh hoạt và nâng cao sức cạnh tranh nhiều mặt. Thế nhưng, những yếu tố hình thành và phát triển còn chưa có tính đồng bộ trong một hệ thống kinh tế chung, nên thị trường lao động của nước nhà đã bộc lộ ra nhiều mặt hạn chế đặc biệt là những mâu thuẫn cơ bản trong lao động như mối quan hệ cung cầu, mối quan hệ giữa lao động và tư liệu sản xuất,…Sự thiếu hụt lao động trong nền kinh tế thị trường với nhiều mặt và gấp khúc cũng là một trong những biểu hiện hạn chế chung trong quá trình và trong tình hình thị trường lao động nước ta. Nhìn vào thực tế, có rất nhiều bài báo và thông tin đưa về sự thiếu hụt này. Khi hệ số co giãn việc làm ở nước ta tính ở mức trung bình chỉ rơi vào khoảng 0,25 – 0,28%, hệ số co giãn chính là mối quan hệ giữa tỉ trọng GPD và tỉ trọng việc làm trong xã hội, cụ thể với con số rơi vào
đoạn như trên thì có thể nói nền kinh tế Việt Nam có tăng, cứ 1% tỉ trọng GPD của nước nhà tăng lên thì tương ứng với đó sẽ có những giai đoạn mà tỉ trọng việc làm tăng lên khoảng từ 0,25 – 0,28%. Từ đó có thể nhìn thấy một vấn đề ở thị trường lao động, chính là sự gia tăng quá thấp so với mặt bằng chung của kinh tế thị trường. Điều này có nghĩ rằng tăng trưởng là có nhưng chưa tạo việc làm cũng như chưa đem lại quá nhiều lợi ích cho người lao động và các cá nhân có nhu cầu lao động trong xã hội.
Ở quý I năm 2021 lực lượng lao động nằm trong độ tuổi lao động từ 15 tuổi trở lên theo thống kê của cục Kinh tế thị trường và Tổng cục thống kê là 51 triệu người, nhìn về so với quý trước đã giảm xuống 2,1 % so với quý trước có nghĩa là lao động trong nước đã giảm khoảng 1,1 triệu người và giảm khoảng 180,9 nghìn người lao động so với cùng kỳ năm trước. Nhưng số lượng lao động lại tăng nhanh sau những quý sau đó thông qua kết quả nghiên cứu nhiều năm về tỉ suất lao động do quí I chính là thời gian được nghỉ Tết nên có sự giảm sút không đáng kể trong tổng lực lượng lao động các mặt. Tuy nhiên, sự xuất hiện của dịch bệnh đã làm thay đổi cán cân lao động so với những năm nghiên cứu trước về các quý lẫn các kỳ kinh tế, cụ thể năm 2021 tại quý I lao động giảm xuống thấp hơn so với năm 2020 khoảng 200 nghìn người lao động cùng kỳ, thấp hơn cùng kỳ năm 2019 đến 600 người lao động trong tổng kinh tế chung của thị trường lao động xã hội.
Khi nói đến sự tăng trưởng sau quý I của lao động thì có mức độ tăng khá cao khi ở quý II của năm trước đạt 0,36% và 2 quý cùng năm đạt lên đến con số 1,81% trong một khoảng thời gian ngắn. Trong tháng 7 tức là đầu quý III giảm 19,5% dân lao động so với cùng kỳ năm trước. Dù vacxin cho virus Covid - 19 và các biến thể đã có và chỉ tiêu tiêm 2 mũi khá cao với thời điểm hiện tại nhưng tình hình vẫn còn nhiều vấn đề cần phải quan tâm và có diễn biến phức tạp, chưa có dấu hiệu ổn định, bình thường hóa nên nền kinh tế thị trường cũng chịu nhiều tác động, hình thành các giai đoạn khủng hoảng nhỏ trong khoảng thời gian qua và chưa thấy ổn định hay có điểm dừng cho những đợt khủng hoảng đó. Điều đó cũng chính là nguyên nhân của việc thay đổi cơ cấu nhân lực theo chiều hướng đi xuống, giảm sút nhu cầu sử dụng lao động và lực lượng lao động của nước nhà. Khi ngân hàng Thế giới có bài báo cáo về mức tăng trưởng chung của các quốc gia thì
Việt Nam đứng trước bờ vực nguy cơ khủng hoảng nhỏ lũng đoạn liên tục khi mức tăng trưởng chỉ ở mức thấp và chậm khi tốc độ chỉ ở khoảng 2,8% kéo dài.
Giai đoạn dịch bệnh kéo dài như Covid - 19, những điểm yếu kém của thị trường lao động nước nhà đã bộc lộ rõ những khó khăn và thách thức cần phải đối mặt khi khả năng sử dụng lao động giảm xuống và cả nhu cầu tuyển dụng cũng giảm đến mức gia động hai con số từ độ khoảng 20 - 33%. Điều này đã và đang tạo ra áp lực cho cả 3 phía gồm quản lý lao động, bên sử dụng lao động và cả bên lao động.