II. Nội dung chính của bảng hỏ
NỘI DUNG PHỎNG VẤN Bạn đã đi làm thêm chưa?
Bạn đã đi làm thêm chưa?
Mình đã từng đi làm thêm.
Bạn bắt đầu làm thêm từ khi nào?
Mình đi làm thêm để có kinh nghiêm, có một số mối quan hệ để sau này tốt hơn cho công việc sau này, sau đại học.
Bạn đã từng làm những công việc gì?
Mình có làm qua gia sư, nhân viên phục vụ, cộng tác viên cho dịch thuật cũng như là báo chí. Mình có rất nhiều trãi nghiệm nhưng với thời gian đủ lâu thì mình thấy là ba công việc trên.
Cảm nhận của bạn về môi trường làm việc?
Mình sẽ đánh giá “Môi trường làm việc năng động, mang lại trải nghiệm thú vị” theo gốc nhìn cá nhân của mình thì cũng ở mức bình thường. “Đồng nghiệp cởi mở, vui vẻ, giúp đỡ nhau” cũng chỉ ở mức bình thường. Còn về “Cơ sở vật chất đầy đủ và hiện đại” thì cơ sở vật chất do bản thân tự trang bị nên tạm gọi là tốt, nói chung do tự trang bị cho mình. “Đãi ngộ nhân viên” thì đối với những công việc như là nhân viên phục vụ thì ở mức bình thường, còn gia sư thì tùy hoàn cảnh gia đình mình sẽ đánh giá ở mức tốt, ở công việc cộng tác viên thì mình đánh giá bình thường tại vì ở đâu làm việc thì người đó cũng sẽ trả lương như nhau.
Bạn thấy việc đi làm thêm có cần thiết hay không?
Thật ra, hồi đó mình cảm thấy điều đó rất là cần thiết nhưng bây giờ mình cảm giác là cương vị 1 sinh viên mình thấy không cần thiết lắm tại vì nó có những ảnh hưởng tương đối, không quá tốt cũng không quá xấu. Mình nghĩ sinh viên nên dành thời gian cho việc học tập.
Mình nghĩ là việc không cần thiết.
Mức lương trung bình bao nhiêu 1 tháng?
Trung bình một công việc mình sẽ có từ 3-4 triệu/tháng. Nếu như gôm hết các công việc làm thêm lại trên con số hiện tại thì hơn 6 triệu mấy gần 7 triệu.
cá nhân cần thiết, đi học những khóa kỹ năng như dùng để đi học nhạc cụ,học tin học.
Theo bạn với chi phí đó bạn có đủ chi tiêu hay không?
Theo mình nghĩ là vừa đủ chứ không có dư.
Theo bạn việc đi làm thêm có trao dồi kinh nghiệm gì cho bản thân sinh viên đi làm không ?
Mình nghĩ là tinh thần trách nhiệm trong công việc cũng như việc sắp xếp, quản lý thời gian. Như bạn cũng biết mình làm đến 3 công việc cùng lúc nên sẽ có sự căn chỉnh thời gian phù hợp để đặt việc học lên hàng đầu. Nhưng cũng có thể nó sẽ giúp bạn làm việc tập thể nhưng mà không quá hiệu quả đâu, nhưng tạm đánh giá là có.
Theo bạn làm thêm có làm đẹp hồ sơ xin việc không?
Thật ra việc làm thêm của sinh viên hiện tại, họ làm thêm những công việc như nhân viên phục vụ, gia sư thì những cái việc này nó không có đem nhiều hiệu quả cho CV của bạn vì nó không có giấy chứng nhận cần thiết, không có xác nhận đóng dấu giáp lai đỏ đâu, nên theo mình nghĩ là việc làm thêm nó không làm đẹp CV chỉ cho bạn kinh nghiệm về kỹ năng mềm.
Những tác động tiêu cực về học tập như thế nào?
Thời điểm bắt đầu đi làm thêm của mình là năm cấp 3, bây giờ là sinh viên đại học nên mình có đánh giá việc làm thêm khiến cho thời gian học bài bạn không đảm bảo cũng như việc không đảm bảo việc đi học. Ví dụ bạn đi làm, mà đang đi học cái công việc xuất hiện đột xuất thì bạn phải làm không thể nghỉ được, nếu nghỉ người ta sẽ đuổi bạn nên sẽ ảnh hưởng việc học. Khi deadline quá nhiều nó sẽ chồng chất lên nhau, bạn làm cái này sẽ trể cái khác khi bạn giằng co cái đó bạn sẽ mất tập trung.
Những tác động tiêu cực về sức khỏe như thế nào?
Với cá nhân mình, khi bạn làm quá nhiều công việc đương nhiên cơ thể bạn sẽ bị suy nhược rồi, bạn không thể bù đắp lượng năng lượng đã mất với lại bạn sẽ mất một số căn
những cái việc thường xuyên. Và tất nhiên là bạn sẽ không ăn uống đúng giờ đâu, tại vì nhiều khi bạn chuẩn bị ăn thì công việc tới bạn làm xong bạn quên mất.
Những tác động tiêu cực về vấn nạn và cạm bẫy khi đi làm thêm?
Vấn nạn đầu tiên cho dù bạn có đi làm thêm hay không thì bạn vẫn phải gặp đó chính là đa cấp, đa cấp sẽ liên hệ với bạn ngay lập tức khi bạn cập nhật profile là sinh viên dù có làm hay không. Hiển nhiên đa cấp sẽ đi cùng vấn đề là công ty ma và tất nhiên đi làm với cương vị học sinh, sinh viên, nhân viên thì việc người ta bóc lột sức lao động của bạn, tư bản trong đi làm tất nhiên là có rồi. Một số việc mình thấy là việc làm nhân viên phục vụ đi làm bị người ta xâm hại thân thể khá nhiều, nhẹ thì sờ tay mó chân còn nặng thì có nhiều cái khủng khiếp hơn.
Những tác động tiêu cực về tâm lý như thế nào?
Mình đánh giá vấn đề này là nghiêm trọng, tiêu cực nhiều hơn tích cực. TÍch cực là ta có tiền nhưng tiêu cực chúng ta phải đối mặt với nhiều deadline mà không hoàn thành ta sẽ căng thẳng và khi ta căng thẳng thì sức khỏe không đảm bảo. tất nhiên đi làm sẽ có áp lực của nhiều nhóm công việc, nhiều việc chồng chất lên nhau thì áp lực sẽ càng lúc càng tăng. Và áp lực tăng bạn sẽ có tâm lý sợ hãi thì mình nghĩ này ai cũng có hết.
Cảm nhận ảnh hưởng của việc làm thêm đến các mối quan hệ?
Theo đánh giá của mình “Cạnh tranh về mức lương, thời gian làm việc với bạn bè, anh chị cùng nơi làm việc” do đặc thù công việc nên ảnh hưởng của nó không có nhiều nên mình đánh giá ở mức bình thường. Tất nhiên, cạnh tranh sẽ có nhưng bình thường thôi chứ không quá mức nghiêm trọng.” Bạn bè, anh chị cùng nơi làm việc” theo mình nghĩ thì việc ai nấy làm nên là cũng bình thường, không vấn đề gì hết. Còn “Thời gian dành cho gia đinh” thì mình thấy nó khá là ảnh hưởng tại vì chúng ta đi làm dành nhiều thời gian cho công việc nhiều quá thì thời gian cho gia đình sẽ giảm xuống, hay “Sự có mặt, tham gia vui chơi cùng với bạn bè” cũng như về gia đình, thời gian gia đình còn không có thì mối quan hệ này ảnh hưởng rất nghiêm trọng vì mình không đủ thời gian cho việc đó nữa.
sinh viên khá là dày, nên khá ảnh hưởng tại vì sinh viên không còn thời gian để “thở” huống chi là các hoạt động công tác xã hội.
Theo bạn, có đề xuất 1 số phương pháp cân bằng việc học và làm?
Vừa học vừa làm là trải nghiệm nên thử và khi đã thử rồi thì bạn phải biết cách sắp xếp công việc và nên có những timeline, ứng dụng nhắc bạn về kế hoạch và trước khi làm hãy tìm hiểu thật kỹ thời gian làm việc, để có thời gian và sự phân chia ca hợp lý chứ đừng để bị động trong thời gian. Dù làm thêm như thế nào thì việc học vẫn là việc chính chứ không phải là kiếm tiền nên phân chia rõ mục tiêu cái nào là dài hạn, cái nào là cái ngắn hạn.