Tác động tiêu cực của việc làm thêm đối với thể chất của sinh viên khoa Địa Lý:

Một phần của tài liệu BẢN đề CƯƠNG NCKH CUỐI kỳ NHÓM12 (Trang 78 - 82)

7. Kết cấu của đề tài:

2.2.2.2 Tác động tiêu cực của việc làm thêm đối với thể chất của sinh viên khoa Địa Lý:

như sau:: “Thật ra thì nó không có ảnh hưởng gì, quan trọng mình biết cách sắp xếp thời gian để học, thì không có vấn đề gì” hay lời chia sẻ của bạn Trần Thị Mỹ Hằng - sinh viên năm 2 của khoa Địa Lý về vấn đi làm thêm đối với học tập như sau: “Không đảm bảo lịch học, bị trùng lịch học và lịch đi làm, mình dễ bị đồng tiền lu mờ nên mình sẽ nghỉ buổi học hôm đó để đi làm thêm. Chất lượng học tập và điểm số của mình sẽ đi xuống”. Như vậy, thông qua việc phỏng vấn cá nhân đi làm thêm có thể thấy mức độ và tính ảnh hưởng sẽ phụ thuộc vào cá nhân đi làm thêm có đủ thời gian và sự lựa chọn phù hợp hay không mới có thể đánh giá được mức ảnh hưởng với sinh viên ở mảng này.

Suy cho cùng, việc làm thêm theo khảo sát đã cho ra kết quả đánh giá vấn đề là ảnh hưởng khá nhiều đến mảng học tập của sinh viên khoa Địa Lý, khi tạo điều kiện không tốt cho các hoạt động học tập và có ảnh hưởng khá lớn sinh viên khoa Địa Lý khi điểm số đi xuống cũng như trể các hạn nộp bài.

2.2.2.2 Tác động tiêu cực của việc làm thêm đối với thể chất của sinh viên khoa ĐịaLý: Lý:

Điều kiện cốt yếu dẫn đến thành công, thông minh chỉ là một phần, tuổi trẻ muốn học tập tốt, nắm vững chuyên môn, chủ yếu là “khổ học và khổ luyện”. Song điều đó phụ thuộc lớn vào yếu tố thể chất hay gọi là sức khỏe của bản thân mỗi cá nhân. Vì vậy, việc làm thêm của sinh viên có còn đảm bảo về mặt thể chất gây cản trở đến vấn đề thành công trong hiện tại và tương lai của sinh viên hay không. Xét về mặt khách quan, việc đi làm thêm sẽ tác động đến một phần hoặc nhiều phần tổn hại trong thể chất của bản thân sinh viên. Tùy theo mức độ làm việc, giờ giấc và bản chất công việc khác nhau có những tác

động khác nhau, song suy cho cùng đây cũng là một vấn đề nan giải đối với sinh viên đi làm thêm.

Xét về năng lực hành vi, sinh viên là một phần quan trọng trong độ tuổi lao động. Họ có thể lực, trí lực rất dồi dào. Còn xét về mục đích, sinh viên đi học là mong có kiến thức để có thể lao động và làm việc sau khi ra trường. Nhận thức được rằng có rất nhiều cách thức và hình thức học ở thực tế, đông đảo sinh viên hiện nay đã xem việc làm thêm là một xu thế, gắn chặt với đời sống học tập, sinh hoạt của sinh viên ngay khi vẫn còn ngồi trên giảng đường. Nhưng có phải cứ đi làm thêm là tốt, và sinh viên đã nhìn nhận rõ các tác động của việc làm thêm đối với mình chưa thì nhóm đã tiến hành nghiên cứu và đưa ra những cái nhìn tổng quát về vấn đề này. Một trong những tác động khá lớn đó là “thể chất” của sinh viên.

Từ những yếu tố đã phân tích về tác động của việc làm thêm đến học tập của sinh viên khoa Địa Lý, một lần nữa thấy sâu sắc hơn những hệ lụy và việc làm thêm mang đến. Tùy theo những phương diện nhìn nhận khác nhau, có thể thấy: mức độ công việc tỷ lệ thuận với mức độ tiền lương, tỷ lệ thuận với mức độ kỹ năng làm việc nhưng tỷ lệ nghịch với mức độ học tập và sức khỏe sinh viên. Công việc càng nhiều, áp lực càng lớn, thời gian trống càng ít mà mức độ đảm bảo sức khỏe giảm sút nghiêm trọng. Đầu tiên, mà sinh viên đi làm thêm cảm nhận và thấy rõ nhất là tình trạng thiếu ngủ. Như đã phân tích ở trên, sinh viên đi làm thêm vào những khoảng thời gian trống ngoài giờ lên lớp, mà chủ yếu là các ca gãy vào buổi chiều đến tối. Hơn nữa, thời gian hoàn thành ca làm việc vào buổi tối sẽ thường kéo dài hơn so với dự tính trong khung giờ làm việc, vì ca tối là tổng kết ngày và dọn dẹp tất cả mọi thứ. Không kể đến là thời gian trở về để kết thúc một ngày làm việc là bao lâu. Còn có những khoảng thời gian làm việc sinh hoạt cá nhân, thì tỷ lệ thời gian giấc ngủ của sinh viên đi làm thêm là rất thấp. Rơi vào tình trạng thiếu ngủ lâu dài, sẽ gây nên các bệnh nền, bệnh lý tồn tại trong cơ thể của sinh viên. Trên các trang mạng xã hội hiện nay thường có các hội nhóm cú đêm, tạo ra những hiệu ứng kích thích sinh viên gia nhập, lại góp phần mất đi một khoảng thời gian dành cho giấc ngủ sinh viên khoa Địa Lý nói riêng.

Tiếp đó, là sự mất điều độ, mất cân bằng trong chế độ ăn uống. Những bữa ăn vội, qua loa để chạy đua theo thời gian là một thực tế cơ bản, dễ thấy nhất của sinh viên. Với lịch học dày đặc cùng với lịch làm thêm, câu chuyện bỏ bữa, trễ bữa lại xuất hiện. Thông thường, sinh viên nói chung và sinh viên khoa Địa Lý trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng luôn ưu tiên chọn ăn “đồ ăn nhanh” cho những khi làm việc, như là các món: mì gói, bánh mì,...lâu dần sẽ hình thành thói quen, gây nên các bệnh về tiêu hóa, đau bao tử,... Từ thói quen ăn uống không lành mạnh này, cơ thể dần thiếu chất, mất sức và cuối cùng là suy nhược cơ thể. Khi rơi vào tình trạng mất sức cho không đủ nguồn dinh dưỡng từ thức ăn, sự mất cân bằng điều độ trong khẩu phần ăn cũng như thời gian của các bữa ăn sẽ kéo theo nhiều dấu hiệu giảm sút về thể chất. Dễ gây choáng, hoa mắt, chóng mặt, xanh xao, thậm chí là bị ngất. Ngoài ra, việc chạy đua với thời gian cũng góp phần tạo nên các dấu hiệu bệnh tuổi tác như là: đau nhức cơ thể, đặc biệt nhất là đau mỏi vùng lưng, cổ và đầu khi kết hợp cùng lúc với học tập và làm việc trong khoảng thời gian liên tiếp nhau. Còn có mối liên hệ đến những vấn đề về sức khỏe tâm lý của sinh viên, nổi bật là trạng thái lo âu phân li phổ biến hiện nay. Thể chất hay nói cách khác là sức khỏe là nền tảng cơ bản của một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc, là cơ sở quan trọng để mỗi người thực hiện ý tưởng, ước mơ, nguyện vọng và khát khao của cuộc đời mình. Bởi nếu bệnh tật, ốm đau, chúng ta thường sẽ không còn đủ sức khỏe, tâm trí nào mà lo lắng, suy nghĩ đến những việc khác. Mặc khác, vấn đề sức khỏe cũng khiến cho chúng ta tiêu hao rất nhiều tiền của, thời gian, ảnh hưởng đến tâm trạng của những người thân trong gia đình, xã hội thì mất đi một người khỏe mạnh. Do đó, sức khỏe chính là chìa khóa quan trọng nhất quyết định nhiều yếu tố của cuộc sống con người. Đối với sinh viên nói chung và sinh viên khoa Địa Lý nói riêng, thể chất là một nhân tố quan trọng giúp sinh viên đạt được danh hiệu cao quý nhất của sinh viên. Chính là danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” và sức khỏe là yếu tố thể lực tốt mà sinh viên cần phải đạt được. Qua khảo sát thống kê từ 89 sinh viên của khoa Địa Lý về tác động của việc làm thêm đến thể chất của sinh viên trong khoa có được bảng thống kê sau:

Bảng 2.4: Những tác động tiêu cực của việc làm thêm đối với thể chất của sinh viên khoa Địa Lý.

Số lượt ý kiến qua khảo sát

Từ bảng thống kê trên có thể thấy, việc đi làm thêm ảnh hưởng rất nghiêm trọng đối với sinh viên khoa Địa Lý. Cụ thể: tác động lớn nhất là vấn đề thiếu ngủ, với 94 lượt ý kiến với cao nhất so với tổng tỷ lệ là 31%. Bởi sinh viên ưu tiên chọn công việc bán thời gian, ngoài giờ học nên luôn phải chạy đua giữa việc học và việc làm, mất đi khoảng thời gian để nghỉ ngơi so với những sinh viên không đi làm thêm. Sau đó, là tình trạng ăn uống không đúng giờ với 71 lượt ý kiến chiếm 24%. Kế đó, các bệnh về tuổi tác cũng có tác động cao, với 66 lượt ý kiến chiếm 23%, vì thiếu ngủ thường xuyên cộng với tình trạng ăn uống không đúng giờ nên dẫn đến các bệnh thường gặp ở sinh viên đi làm thêm hiện nay. Vấn đề suy nhược cơ thể cũng dễ dàng nhận thấy nên được nhiều sinh viên trong khoa đồng tình và đưa ra 51 lượt ý kiến chiếm 15% tổng số. Cuối cùng là các vấn đề khác với 19 lượt ý kiến trong tổng số 301 ý kiến, chiếm 7%. Ngoài ra, để dễ dàng quan sát, so sánh và nhìn rõ vấn đề hơn. Từ bảng trên đưa ra được biểu đồ sau thể hiện tác động của việc làm thêm đối với thể chất của sinh viên khoa Địa Lý.

Ảnh hưởng về sức khỏe lao động chính là biến phụ thuộc của 2 yếu tố nghề nghiệp và môi trường lao động vì đó chính là yếu tố tác động trực tiếp lên sức khỏe. Có thể lấy ví dụ khi gộp hai đối tượng môi trường và công việc chính là tiếp thị, ngành nghề có nhiều yêu cầu cũng như khả năng hoạt động linh hoạt. Sinh viên tham gia công việc tiếp thị sản phẩm phải chấp nhận yêu cầu nghề là phải luôn cười tươi và hoạt ngôn cũng như việc phải đứng hằng giờ để giới thiệu, mời dùng sản phẩm. Không kể đến việc, người đi làm trong mảng này không phải chỉ xuất hiện ở trung tâm siêu thị mà còn ở các khu vực ngã ba, ngã tư hay đứng trước cổng nơi sử dụng lao động để chào hàng. Tổng hòa được điều trên chính là nguyên nhân để hình thành những ảnh hưởng như bệnh tuổi tác do đứng hay ngồi quá lâu, suy nhược cơ thể do sự thích ứng với môi trường làm việc không tốt như khói bụi, nhiệt máy lạnh, thiếu ngủ để chạy số lượng khách hàng,… Như vậy nhóm nghiên cứu đã đưa ra kết luận ảnh hưởng về lao động là biến phụ thuộc của 2 yếu tố đã kể như trên.

Theo lời chia sẻ của bạn Nguyễn Ngô Ngọc Uyên về vấn đề này như sau: “Mình thấy đi làm thêm rất mệt mỏi, đỉnh điểm là lúc Uyên đi làm toàn thời gian, làm cả ngày từ sáng đến tối tới nỗi kiệt sức mình về mình chỉ muốn ngủ thôi, không thể làm được gì hết, rất là mệt luôn”.

Vậy, nhóm nghiên cứu đã hoàn thành luận điểm về việc làm thêm ảnh hưởng đến sức khỏe cá nhân người đi làm thêm trên nhiều mặt như thể chất bình thường và các bệnh thời gian hay gặp ở ngươi đi làm. Từ đó, có mức đánh giá ảnh hưởng của việc làm thêm là mức khá nghiêm trọng với thể chất sinh viên đi làm thêm của khoa Địa Lý.

Một phần của tài liệu BẢN đề CƯƠNG NCKH CUỐI kỳ NHÓM12 (Trang 78 - 82)