MỘT SỐ VƯỚNG MẮC VÀ KIẾN NGHỊ TRONG VIỆC TRÍCH LẠI KHOẢN TIỀN THUÊ NHÀ CHO NGƯỜI PHẢI THI HÀNH ÁN

Một phần của tài liệu TapchiNgheluat so6 2017 (Trang 40)

KHOẢN TIỀN THUÊ NHÀ CHO NGƯỜI PHẢI THI HÀNH ÁN

Cao Thị Kim Trinh1

Tĩm tắt:Luật Thi hành án dân sự năm 2008 lần đầu tiên ghi nhận việc Chấp hành viên phải trích lại khoản tiền thuê nhà cho người phải thi hành án trong quá trình tổ chức thi hành án. Tuy nhiên, quá trình áp dụng quy định này đã cĩ nhiều cách hiểu khác nhau và thể hiện một số vướng mắc, bất cập. Trên cơ sở thực tiễn, tác giả phân tích và chỉ ra những vướng mắc, quan điểm giải quyết khác nhau khi Chấp hành viên thực hiện việc trích lại khoản tiền thuê nhà cho người phải thi hành án, đồng thời đề xuất hướng hồn thiện quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

Từ khĩa:Trích lại khoản tiền thuê nhà, thi hành án dân sự.

Nhận bài: 05/10/2017; Hồn thành biên tập:15/11/2017; Duyệt đăng: 28/11/2017.

Abstract: the Law on civil judgement execution 2008 firstly recognizes that the enforcers have to retain a sum of money of renting house for the judgment debtor in process of organizing judgment execution. However, there have been different understandings and difficulties in applying this regluation. Therefore, the author, from reality analyzes and points out difficulties, solutions when the enforcers retain a sum of money of renting house for the judgment debtor and proposes finalization of legal documents on civil judgment execution.

Keywords: Retain a sum of money of renting house, civil judgment execution.

Date of receipt:05/10/2017; Date of revision: 15/11/2017; Date of approval: 28/11/2017.

Trích lại khoản tiền thuê nhà cho người phải thi hành án là một quy định mới, cĩ ý nghĩa nhân văn và tiến bộ của Luật Thi hành án dân sự năm 2008. Cụ thể, khoản 5 Điều 115 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 quy định: “Trường hợp cưỡng chế giao nhà là nhà ở duy nhất của người phải thi hành án cho người mua được tài sản bán đấu giá, nếu xét thấy sau khi thanh tốn các khoản nghĩa vụ thi hành án mà người phải thi hành án khơng cịn đủ tiền để thuê nhà hoặc tạo lập nơi ở mới thì trước khi làm thủ tục chi trả cho người được thi hành án, Chấp hành viên trích lại từ số tiền bán tài sản một khoản tiền để người phải thi hành án thuê nhà phù hợp với giá thuê nhà trung bình tại địa phương trong thời hạn 01 năm. Nghĩa vụ thi hành án cịn lại được tiếp tục thực hiện theo quy định của Luật này”.

Quy định này đã đảm bảo được quyền, lợi ích hợp pháp của người phải thi hành án, đặc biệt là quyền về chỗ ở trong trường hợp họ bị cưỡng chế thi hành án. Tuy nhiên, trong thực tiễn thi hành án, quy định này đã thể hiện một số vướng mắc, bất cập cần phải được sửa đổi, bổ sung và hướng dẫn cụ thể để các cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên áp dụng một cách thống nhất như sau:

Một là,vấn đề trích lại khoản tiền thuê nhà cho người phải thi hành án trong trường hợp người phải thi hành án tự nguyện giao nhà ở duy nhất.

Việc người phải thi hành án tự nguyện giao nhà ở duy nhất cĩ hai trường hợp xảy ra:

Trường hợp thứ nhất,người phải thi hành án tự nguyện giao nhà ở duy nhất để thi hành nghĩa vụ trả tiền theo điểm a khoản 1 Điều 7a Luật Thi hành án dân sự.

Trường hợp thứ hai,người phải thi hành án tự nguyện giao nhà ở duy nhất cho người trúng đấu giá sau khi cơ quan thi hành án dân sự đã tiến hành kê biên nhà ở duy nhất và đã bán đấu giá thành.

Đối với trường hợp thứ nhất, vấn đề trích lại khoản tiền thuê nhà cho người phải thi hành án hiện đã được quy định cụ thể tại khoản 6 Điều 24 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 như sau:

“Trường hợp người phải thi hành án tự nguyện giao tài sản theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7a Luật Thi hành án dân sự để thi hành nghĩa vụ trả tiền thì Chấp hành viên lập biên bản về việc tự nguyện giao tài sản. Biên bản này là cơ sở để Chấp hành viên giao tài sản theo thỏa

Một phần của tài liệu TapchiNgheluat so6 2017 (Trang 40)