Vụ việc thứ ha

Một phần của tài liệu TapchiNgheluat so6 2017 (Trang 71 - 73)

Quyết định thi hành án số 345/2016/QĐ- CCTHA ngày 24/6/2016 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện E, tỉnh Đ cĩ nội dung: “Bà Dương Thị T phải trả cho ơng Trần Q số tiền là 370.000.000 đồng”. Để thi hành bản án trên, Chấp hành viên đã ra quyết định kê biên, xử lý tài sản của bà T. Sau khi thơng báo quyết định kê biên thì Chấp hành viên nhận được thơng tin ơng Q chết. Để thực hiện thủ tục chuyển giao quyền thi hành án, các cơ quan thi hành án dân sự cĩ hai điểm vướng mắc, thứ nhất, cơ quan thi hành án cĩ bắt buộc phải yêu cầu người được chuyển giao quyền thi hành án làm đơn yêu cầu thi hành án khơng? Thứ hai, cơ quan thi hành án xác định người thừa kế như thế nào?

Bình luận:

- Đối với đơn yêu cầu thi hành án: Theo quy định tại khoản 3 Điều 54 Luật Thi hành án dân sự thì làm đơn yêu cầu thi hành án là quyền của người được chuyển giao quyền thi hành án chứ khơng phải là nghĩa vụ của họ. Do đĩ, cơ quan thi hành án cĩ nghĩa vụ hướng dẫn quyền làm đơn yêu cầu thi hành án mà khơng cĩ quyền bắt buộc người được chuyển giao quyền cĩ đơn yêu cầu thi hành án mới thực hiện thủ tục chuyển giao quyền thi hành án.

- Đối với thủ tục xác định người thừa kế: Hiện nay, do Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành khơng đề cập đến trình tự, thủ tục xác định người thừa kế nên việc xác định người thừa kế đang tồn tại hai quan điểm giải quyết khác nhau, cụ thể như sau:

Quan điểm thứ nhất:Chấp hành viên chủ động xác định người thừa kế theo hướng xác minh tại

UBND xã, phường, thị trấn, sau đĩ, tiến hành niêm yết danh sách người thừa kế tại UBND cấp xã trong thời hạn 30 ngày, nếu khơng ai cĩ ý kiến gì khác thì cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án cho những người được chuyển giao quyền theo danh sách người thừa kế đã được xác định.

Quan điểm thứ hai: Chấp hành viên yêu cầu người được chuyển giao quyền chứng minh việc thừa kế của mình thơng qua bản án chia thừa kế của Tịa án hoặc bằng thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, văn bản khai nhận di sản thừa kế cĩ chứng nhận của các cơ quan nhà nước cĩ thẩm quyền.

Theo quan điểm của Tác giả thì cơ quan thi hành án nên thực hiện theo quan điểm thứ hai bởi các lý do sau:

Thứ nhất,việc Chấp hành viên chủ động xác định người thừa kế là khơng phù hợp vì pháp luật khơng cĩ quy định cho Chấp hành viên được thực hiện quyền này.

Thứ hai, việc niêm yết danh sách người thừa kế tại UBND cấp xã cũng chỉ là việc làm mang tính chất áp dụng tương tự pháp luật (tức là áp dụng giống hành vi của cơng chứng viên khi làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế), chứ khơng phải là thủ tục được pháp luật cơng nhận cho phép Chấp hành viên làm để miễn trừ trách nhiệm nếu cĩ người thừa kế khác với danh sách đã được niêm yết.

Vì vậy, để đảm bảo an tồn trong hoạt động nghề nghiệp, cơ quan thi hành án dân sự nên yêu cầu người được chuyển giao quyền chứng minh việc thừa kế của mình. Đồng thời, trong thời gian tới, các cơ quan cĩ thẩm quyền cần cĩ văn bản hướng dẫn để đảm bảo sự thống nhất của các cơ quan thi hành án trong cách xử lý vấn đề chuyển giao quyền thi hành án.

3. Vụ việc thứ 3

Quyết định thi hành án số 134/2016/QĐ- CCTHA của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Q tỉnh N cĩ nội dung: “Bà Nguyễn Thị M phải giao trả cho bà Trần Thị Đ diện tích đất vườn cịn lại 5.518m2tại thửa đất số 818, tờ bản đồ số 23 thơn B, thị trấn S, huyện Q, tỉnh N”.

Sau khi tiến hành xác minh điều kiện thi hành án thì xảy ra sự kiện bà M chết và người quản lý diện tích đất này hiện là chị Lê Thị Y (con gái của bà M). Theo quy định tại Điều 54 Luật Thi hành án dân sự thì đây là một sự kiện bắt buộc cơ quan

thi hành án dân sự phải thực hiện việc chuyển giao nghĩa vụ thi hành án. Tuy nhiên, theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định số 62/2015/NĐ- CP nếu cĩ người đang trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản thì cơ quan thi hành án dân sự ấn định trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thơng báo hợp lệ, để người quản lý, sử dụng tài sản của người phải thi hành án giao tài sản cho người được thi hành án. Hết thời hạn này mà họ khơng cĩ người thực hiện thì cơ quan thi hành án dân sự tổ chức giao tài sản, kể cả cưỡng chế giao tài sản cho người được thi hành án theo quy định của pháp luật. Vấn đề đặt ra là cơ quan thi hành án cĩ phải ra quyết định thi hành mới trong trường hợp này khơng? Nếu cĩ thì ra quyết định thi hành án đối với ai? Hiện nay đang cĩ hai quan điểm giải quyết khác nhau:

Quan điểm thứ nhất:Cơ quan thi hành án phải ra quyết định thi hành án mới và thu hồi quyết định thi hành án cũ. Những người theo quan điểm này cho rằng, theo quy định tại khoản 3 Điều 54 Luật Thi hành án dân sự thì trong mọi trường hợp khi chuyển giao quyền, nghĩa vụ thi hành án, cơ quan thi hành án phải ra quyết định thi hành án đối với cá nhân, tổ chức được chuyển giao quyền, nghĩa vụ và ra quyết định thu hồi quyết định thi hành án trước đây.

Quan điểm thứ hai: Cơ quan thi hành án khơng phải ra quyết định thi hành án mới mà thực hiện thơng báo cho người quản lý, sử dụng tài sản của người phải thi hành án. Những người theo quan điểm này cho rằng Điều 15 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP hướng dẫn riêng về thủ tục chuyển giao nghĩa vụ và theo quy định này, cơ quan thi hành án khơng phải thực hiện việc ra quyết định thi hành án mới.

Tác giả đồng ý với quan điểm thứ hai vì lý do sau: theo quy định tại khoản 2 Điều 54 Luật Thi hành án dân sự thì trường hợp người được thi hành án, người phải thi hành án là cá nhân chết thì quyền, nghĩa vụ thi hành án được chuyển giao cho người khác theo quy định của pháp luật về thừa kế. Với quy định này, Chấp hành viên buộc phải xác minh người thừa kế và thực hiện thủ tục chuyển giao nghĩa vụ cho người thừa kế. Tuy nhiên, bên cạnh việc phải xác minh người thừa kế, theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP, Chấp hành viên

phải xác minh người đang trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản, nếu người thừa kế khơng trùng với người quản lý, sử dụng tài sản của người phải thi hành án thì việc thi hành sẽ dẫn đến tình trạng quyết định ban hành đối với một người nhưng thủ tục thơng báo và cưỡng chế lại đối với người khác (người quản lý, sử dụng tài sản của người phải thi hành án). Như vậy, việc ra quyết định thi hành án mới sẽ tạo nên sự “rườm rà” trong thủ tục chuyển giao nghĩa vụ trong khi tài sản cần được giao theo bản án, quyết định vẫn cịn nguyên trạng và cĩ người trực tiếp quản lý, sử dụng.

Đây là một quy định cần được hướng dẫn cụ thể để tạo nên sự thống nhất trong cách xử lý của các cơ quan thi hành án dân sự. Đồng thời quy định này nên được hướng dẫn theo hướng khơng nhất thiết phải ra quyết định thi hành án mới vì những rắc rối như phân tích ở quan điểm thứ hai vừa nêu.

Một phần của tài liệu TapchiNgheluat so6 2017 (Trang 71 - 73)