Vụ việc thứ

Một phần của tài liệu TapchiNgheluat so6 2017 (Trang 73 - 74)

Quyết định thi hành án số 144/QĐ-CCTHA ngày 16/11/2016 của Chi cục Thi hành án dân sự thị xã G, tỉnh Đ cĩ nội dung: “Buộc ơng Phạm Mạnh H và bà Cao Thị T phải trả cho Ngân hàng N số tiền là 1.927.358.333 đồng.

Kể từ ngày 18/7/2016, ơng Phạm Mạnh H và bà Cao Thị T phải tiếp tục chịu tiền lãi phát sinh theo hợp đồng tín dụng số 5307-LAV20110060 ngày 17/8/2011 tương ứng với số tiền gốc và số tiền chậm trả cho đến khi thi hành án xong.

Trường hợp ơng Phạm Mạnh H, bà Cao Thị T khơng trả được nợ cho Ngân hàng thì Ngân hàng N cĩ quyền yêu cầu cơ quan cĩ thẩm quyền xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AD 03455 do UBND thị xã G cấp cho hộ ơng Trần Đức A và bà Lê Thị H để thu hồi khoản tiền gốc vay và lãi phát sinh theo hợp đồng thế chấp số 4914/TC ngày 11/8/2011”.

Sau khi nhận được quyết định thi hành án do Thủ trưởng cơ quan thi hành án phân cơng, Chấp hành viên nhận được Giấy chứng tử của ơng Trần Đức A, trong Giấy chứng tử ghi ngày chết của ơng Trần Đức A là ngày 17/12/2017. Trong vụ việc này, cơ quan thi hành án dân sự băn khoăn về việc cĩ thực hiện việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ thi hành án khơng? Hiện nay cĩ hai quan điểm giải quyết như sau:

Quan điểm thứ nhất:Khơng cĩ việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ thi hành án trong trường hợp này. Theo Quyết định thi hành án thì người phải thi hành án là ơng Phạm Mạnh H và bà Cao Thị T Ơng Trần Đức A chỉ là người cĩ tài sản và đưa tài sản thuộc sở hữu, sử dụng của mình để đảm bảo cho nghĩa vụ của ơng Phạm Mạnh H và bà Cao Thị T. Thực tế hoạt động thi hành án vẫn xác định ơng Trần Đức A là người cĩ quyền, nghĩa vụ liên quan. Trong khi khoản 2 Điều 54 Luật Thi hành án dân sự chỉ đề cập đến chủ thể là người được thi hành án và người phải thi hành án chết thì quyền, nghĩa vụ thi hành án được chuyển giao cho người thừa kế theo quy định của pháp luật về thừa kế mà khơng đề cập gì đến người cĩ quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Quan điểm thứ hai:Phải thực hiện việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ thi hành án. Vì theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Thi hành án dân sự “Người phải thi hành án là cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ theo bản án, quyết định được thi hành”. Trong Quyết định của bản án đã nêu rõ nếu ơng Nguyễn Mạnh H. và bà Cao Thị T. khơng trả được nợ thì cĩ quyền xử lý tài sản thế chấp của ơng Trần Đức A và bà Lê Thị H. Vì vậy, ơng A, bà H đã trở thành người phải thi hành án khi ơng H, bà T khơng trả được nợ.

Theo quan điểm của tác giả, các cơ quan thi hành án khơng nên quan niệm “người phải thi hành án” theo cách nhìn đơn chiều. Trong vụ việc trên, chúng ta hồn tồn xác định cả ơng Nguyễn Mạnh H, bà Cao Thị T và ơng Trần Đức A, bà Lê Thị H đều là người phải thi hành án. Tuy nhiên, nghĩa vụ đến đâu cịn tùy thuộc vào bản án, quyết định của Tịa án và căn cứ vào Hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp được ký kết. Như vậy, trong trường hợp này, cơ quan thi hành án hồn tồn cĩ thể xem ơng Trần Đức A là người phải thi hành án và thực hiện thủ tục chuyển giao nghĩa vụ thi hành án như trong trường hợp thơng thường. Để đảm bảo sự thống nhất trong cách xử lý của các cơ quan thi hành án dân sự, các cơ quan quản lý nhà nước nên cĩ hướng dẫn cụ thể về vấn đề này theo hướng vẫn thực hiện việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ thi hành án./.

Một phần của tài liệu TapchiNgheluat so6 2017 (Trang 73 - 74)