- Sửa đổi BLTTHS theo hướng qui định rõ quyền hạn của Chủ toạ phiên tồ được đưa ra ý kiến
1. Khái lược về quyền tư pháp
Quan niệm truyền thống ở nước ta coi tịa án là một trong số các cơ quan tư pháp, hoạt động xét xử là một trong các hoạt động tư pháp. Tuy nhiên, với cách đặt vấn đề tịa án là cơ quan duy nhất thực hiện quyền tư pháp như Hiến pháp năm 2013: “Tồ án nhân dân là cơ quan xét xử của Nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”, như thế nào là “thực hiện quyền tư pháp”? cần hiểu khái niệm “tư pháp” và “quyền tư pháp” theo cách hiểu chung trên thế giới. Tư pháp là từ gốc Latin (Justitia) với ý nghĩa là cơng lý, cơng bằng, lẽ phải, cũng cĩ nghĩa là việc phán xử mọi tranh chấp để đạt tới cơng lý, cơng bằng, lẽ phải. Với nguồn gốc Latin này, tư pháp khơng mang các nghĩa Hán Việt như lĩnh vực luật tư (tư pháp, để phân biệt với lĩnh vực luật cơng, cơng pháp) và cũng khơng phải là hoạt động giữ gìn, quản lý việc thực hiện pháp luật (tư: giữ gìn, quản lý; pháp: pháp luật). Sau này, “tư pháp” (Justitia) cũng được hiểu là hoạt động xét xử của quan tồ, của tồ án, là quyền xét xử của tồ án. Về khái niệm “quyền tư pháp”, gắn với
bối cảnh xuất hiện của khái niệm này trong tư tưởng Tam quyền phân lập của Montesquieu thế kỷ XVIII thì quyền tư pháp là một trong ba lĩnh vực/nhánh/chức năng của quyền lực nhà nước. Đồng thời, quyền tư pháp là thẩm quyền được trao cho duy nhất một hệ thống cơ quan trong bộ máy nhà nước là Tồ án, để Tồ án thực hiện quyền tư pháp là thực hiện chức năng tài phán, xem xét, đưa ra phán quyết phân xử những tranh chấp giữa các chủ thể trong đời sống xã hội, bao gồm cả các cơ quan nhà nước với tư cách là một bên của tranh chấp.Trong quá trình tiếp thu, tiếp biến tư tưởng chính trị - pháp lý của Montesquieu về tam quyền phân lập, từ quốc gia này sang quốc gia khác, hệ thống pháp luật này sang hệ thống pháp luật khác thì trong nhận thức và thực thi quyền tư pháp, quyền tư pháp trong tương quan với quyền lập pháp và quyền hành pháp cịn bao gồm quyền đưa ra các giải thích pháp luật nếu các quy định của pháp luật dẫn tới nhiều cách hiểu khác nhau trong quá trình xét xử, quyền phán xét tính hợp hiến của các đạo luật và các chính sách của cơ quan hành pháp...