Nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS-20 để xử lý dữ liệu. Kỹ thuật xử lý số
liệu bắt đầu bằng việc làm sạch dữ liệu, sau đó thực hiện các phép thống kê mô tả đơn giản như: tần số, phần trăm, trị trung bình, độ lệch chuẩn dùng để mô tả đặc
điểm của đáp viên. Các thang đo liên quan đến khái niệm nghiêm cứu sẽ được kiểm tra độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach Alpha, theo đó các biến có hệ số tương quan biến
tổng (Item Total Correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại bỏ và chuẩn để chọn các thang đo
khi nó có độ tin cậy Cronbach Alpha từ 0,6 trở lên (Trọng & Ngọc, 2008). Nghiên cứu
cũng thực hiện phương pháp phân tích nhân tố (EFA), các điều kiện để phân tích EFA
có ý nghĩa khi đáp ứng nhưng tiêu chí như: Hệ số tải nhân tố (Factor loading) phải lớn hơn trị tuyệt đối 0,5; Kiểm định Bartlett để xem xét độ tượng quan giữa các biến trong
tổng thể. Nếu giá trị Sig. <0,05 thì các biến quan sát có sự tượng quan trong tổng thể (điều kiện cần để áp dụng EFA); Hệ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) là chỉ tiêu để
HVTH: Nguyễn Thanh Nhân GVHD: TS. Từ Văn Bình
51
xem xét sự phù hợp của phân tích EFA, giá trị nằm trong khoảng 0,5 ≤ KMO ≤ 1 (điều
kiện đủ để thực hiện phân tích EFA); Phương sai cộng dồn của các nhân tố (%
Cumulative variance) thể hiện phần trăm của các biến quan sát được giải thích bở nhân
tố, tiêu chuẩn tối thiểu phải đạt từ 40% trở lên; Phân tích EFA còn xem xét thêm giá trị Eigenvalue để xác định số lượng nhân tố, chỉ những nhân tố có Eigenvalue ≥ 1 được
giữ lại. Tiếp theo, các phép thống kê hồi quy đa biến và đơn biến dùng để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu trong mô hình. Ngoài ra, phép thống kê T-test, Anova cũng được dùng để kiểm định sự khác biệt giữa nhóm các đáp viên được chia theo yếu tố
nhân khẩu học. Để kiệm định của hiện tượng đa cộng tuyến, hệ số phóng đại phương sai (VIF). Hệ số VIF là giá trị nghịch đảo của giá trị dung sai, như vậy nếu hệ số VIF thấp thì mối quan hệtương quan giữa các biến thấp. Nói chung nếu hệ số VIF lớn hơn 10, hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng đang tồn tại. Trong nghiên cứu này, để
không có hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng xãy ra trong mô hình hồi quy, các hệ số VIF phải nhỏ hơn 10.
HVTH: Nguyễn Thanh Nhân GVHD: TS. Từ Văn Bình
52
Tóm tắt chương
Mục tiêu của chương này trình bày thiết kế thang đo chi tiết cho từng khái niệm
nghiên cứu, cách thức thực hiện các nghiên cứu định tính, định lượng, phương pháp
chọn mẫu và phương pháp xử lý các số liệu thu thập được.
Phần mềm SPSS được sử dụng để xử lý các số liệu. Các phân tích được thực
hiện để kiểm định các hệ số thống kê Cronbach’s alpha, Kaiser-Myer-Olkin, nhằm
đánh giá sự tin cậy và sự hội tụ của các khái niệm nghiên cứu. Phép quay Varimax
cũng được thực hiện để rút trích các nhân tố chính của khái niệm nghiên cứu. Các
phép thống kê T-test, Anova cũng được dùng để kiểm định sự khác biệt giữa các
nhóm đáp viên. Các hệ số VIF và chỉ số điều kiện dùng để kiểm định sự vi phạm các
giả định của mô hình hồi quy bội. Chương tiếp theo sẽ tiếp tục trình bày và thảo luận
HVTH: Nguyễn Thanh Nhân GVHD: TS. Từ Văn Bình
53
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Mục tiêu của chương này là trình bài kết quả nghiên cứu bao gồm: các thông tin chung về mẫu nghiên cứu, kết quả kiểm định thang đo qua phép phân tích nhân tố EFA và Cronbach alpha, kết quả kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu chính.