Xây dựng mục tiêu đào tạo cụ thể chi tiết

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ phùng thùy trang (Trang 102 - 104)

3.3.3.1. Nội dung.

Mục tiêu đào tạo được hiểu là những kết quả cần đạt được sau quá trình đào tạo, việc xác định mục tiêu càng cụ thể, chi tiết sẽ giúp đơn vị có những kế hoạch cụ thể để đạt được những mục tiêu đặt ra.

3.3.3.2.Các biện pháp thực hiện.

Khi xây dựng mục tiêu công ty cần đảm bảo các tiêu chí sau: - Tính cụ thể (rõ ràng, chính xác).

- Tính hợp lý (có thể thực hiện được và khả năng thực thi cao).

- Có khả năng định lượng: Các mục tiêu đào tạo có thể được đánh giá định lượng qua các con số, chỉ tiêu cụ thể.

- Mục tiêu đào tạo được xây dựng cụ thể chi tiết cho từng loại hình đào tạo, không mang tính chung chung cho tất cả các loại hình đào tạo tránh hiện tượng chồng chéo việc đánh giá của từng loại hình đào tạo, từng đối tượng đào tạo.

- Tất cả các mục tiêu phải có tính nhất quán không mâu thuẫn, dựa trên những mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, như vậy mới giúp cho việc tiến hành thực thi không gặp nhiều khó khăn cản trở.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ công nghệ, quản lý điều hành vững mạnh, đủ sức giải quyết những vấn đề đặt ra của quy hoạch phát triển.

- Phát huy khả năng, tiềm năng sẵn có phát triển nguồn nhân lực về trình độ, quy mô, cơ cấu nghành nghề thoả mãn nhu cầu đầu tư phát triển.

- Tập chung nguồn lực đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng lao động đáp ứng yêu cầu tiếp nhận công nghệ hiện đại, tạo tiền đề bảo đảm tính khả thi của dự án, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Việc đào tạo và phát triển người lao động trong Công ty có thể được thực hiện theo 3 giai đoạn: đào tạo lúc mới đầu nhận việc, đào tạo trong thời gian làm việc và đào tạo chuẩn bị cho những công việc mới. Nội dung đào tạo có thể liên quan đến khía cạnh nghiệp vụ của công việc, hoặc có thể về quan hệ con người trong công việc, hoặc để nâng cao trình độ nhận thức và xử lý các vấn đề.

- Đào tạo lúc bắt đầu nhận việc

Đào tạo lúc mới đầu nhận việc được gọi là hướng dẫn hoặc giới thiệu. Mục tiêu của việc đào tạo trong giai đoạn này là để người người lao động mới làm quen với môi trường hoạt động hoàn toàn mới mẻ đối với họ, thông qua đó nhằm tạo cho người lao động mới tâm trạng thoải mái, yên tâm trong những ngày đầu tiên đi làm và nhận việc.

Nội dung đào đạo, hướng dẫn thường đề cập đến lịch sử hình thành và phát triển của đơn vị, doanh nghiệp, mục tiêu hoạt động, sản phẩm và dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất; vai trò của chức danh mà người lao động mới đảm nhận đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp; các chính sách, qui định về lề lối, giờ giấc làm việc và nghỉ ngơi, những quyền lợi mà người lao động đó được hưởng. Một sự giới thiệu với các nhan viên và các đơn vị trong doanh nghiệp cũng là rất cần thiết đối với người người lao động mới.

- Đào tạo trong lúc đang làm việc

Việc đào tạo trong thời gian làm việc có thể được tiến hành theo hai cách: vừa làm vừa học, tạm ngừng công việc đang làm để đi học.

Cách thức vừa làm vừa học được áp dụng khi nội dung đào tạo chủ yếu là về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật. Các phương pháp có thể sử dụng cho việc vừa làm vừa học là luân chuyển công việc, thực tập hoặc học bằng thực hành. Phương pháp luân chuyển là phương pháp mà theo đó người lao động sẽ được luân chuyển qua nhiều vị trí, nhiều chức danh công việc khác nhau trong một khoảng thời gian để nhằm hiểu biết tổng quát về các công việc có liên quan. Có nghĩa là vừa tập làm việc thực tế, vừa theo học bài giảng trên lớp. Học bằng phương pháp thực hành là phương pháp đào tạo trực tiếp thông qua việc làm cụ thể dưới sự kèm cặp và hưởng dẫn của một người lao động có trình độ.

Cách thức tạm ngừng công việc đang làm để đi học thường được thực hiện bên ngoài nơi làm việc và có nhiều phương pháp để áp dụng. Phổ biến nhất ở nước ta hiện nay là các doanh nghiệp gửi nhân viên theo học ở các trường, các lớp đào

tạo bên ngoài doanh nghiệp, hoặc có nhiều khi các lớp đào tạo được tổ chức ngay trong đơn vị, doanh nghiệp.

- Đào tạo cho những công việc tương lai

Việc đào tạo cho nhu cầu tương lai được đặt ra để chuẩn bị đội ngũ các nhà quản trị kế cận. Công việc này được gọi là phát triển những quản trị viên hay phát triển những người chỉ huy cao cấp. Nội dung của chương trình đào tạo thường nhằm mục tiêu cung cáp những kiến thức để các nhà quản trị đương chức làm tốt công tác hiện tại và đồng thời để chuẩn bị cho họ làm tốt công việc tương lai khi họ được thăng tiến.

Xác định đối tượng đào tạo. Công ty tập chung đào tạo chủ yếu cho các đối tượng sau:

- Cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý, trong đó chú trọng đến cán bộ có trình độ đại học và trên đại học, nhất là cán bộ quản lý bậc cao như là:

+ Lực lượng cán bộ chủ chốt cấp công ty, xí nghiệp lớn

+ Cán bộ đầu đàn trong thực hiện các khâu khoa học công nghệ, sản xuất kinh doanh...

+ Cán bộ tham mưu, tư vấn, nghiên cứu ở tầm vĩ mô.

-Đào tạo nâng cao kỹ năng cho công nhân kỹ thuật, trong đó quan tâm đến công nhân bậc cao.

3.3.3.3. Kết quả mong đợi

Xác định được một cách chính xác và đầy đủ mục tiêu đào tạo cho từng loại hình đào tạo. Đây sẽ là cơ sở để đánh giá chính xác kết quả thực hiện kế hoạch đào tạo, đồng thời cũng góp phần định hướng xây dựng nội dung chương trình, chọn lọc nội dung toàn bộ phương pháp dạy và học.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ phùng thùy trang (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)