Trên cơ sở hoạt động quản trị RRTD nói chung, quản trị RRTD trong hoạt động cho vay KHCN là một bộ phận của quản trị RRTD nằm trong khuôn khổ quản trị RRTD chung của NHTM, là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, các chính sách quản lý nhằm hạn chế và giảm thấp nợ xấu trong hoạt động cấp tín dụng đối với nhóm KHCN, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hiệu quả kinh doanh tín dụng nói riêng (Hoàng Trọng Anh Tuấn, 2013).
Dựa vào nghiên cứu của Hoàng Trọng Anh Tuấn (2013) việc quản trị RRTD đối với hoạt động cho vay KHCN đòi hỏi phải có chính sách và quy trình tín dụng rõ ràng và cụ thể nhằm cung cấp những thủ tục kiểm soát và xử lý cụ thể của NH đối với từng nhóm KH trong hoạt động cho vay đối với KHCN và đáp ứng yêu cầu của các nhà quản trị khi đưa ra quyết định cho vay đối với KHCN. Đồng thời, một chính sách tín dụng hiệu quả sẽ hỗ trợ cho NH hướng tới một danh mục cho vay kết hợp nhiều mục tiêu khác nhau như tăng lợi nhuận, kiểm soát rủi ro đối với cho vay KHCN... Xuất phát từ đặc điểm cho vay KHCN có sự khác biệt so với cho vay nhóm đối tượng DN lớn nên việc quản trị RRTD đối với cho vay KHCN sẽ có nét riêng biệt. Chính vì vậy, trong quá trình quản trị RRTD đối với cho vay KHCN, yếu tố được quan tâm hàng đầu là chủ thể của khoản tín dụng đó (Hoàng Trọng Anh Tuấn, 2013). Điều này đòi hỏi quá trình nhận biết rủi ro phải kịp thời, công tác kiểm soát rủi ro phải tiến hành thường xuyên hơn, và đặc biệt NHTM cần
STT Các hạng mục xác định chất lượng tín dụng Điểm Nghề nghiệp của người vay
- Chuyên gia hay phụ trách kinh doanh
10
28
chú trọng đến các dấu hiệu liên qua đến các đặc điểm và yếu tố cá nhân của KHCN trong suốt quá trình cho vay. Từ đó, các NHTM cần xây dựng những chính sách cũng như biện pháp phù hợp để có thể kiểm soát, nhận biết, đo lường và xử lý một cách tốt nhất những rủi ro liên quan đến yếu tố cá nhân.