của mô hình
vay KHCN tại Sacombank CN Quận 4, tác giả sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến (mô hình hồi quy bội). Trong mô hình này, cần phân tích sự tương quan của các nhân tố. Trong phân tích tương quan, giá trị Sig. (hay giá trị p-value) nói lên tính phù hợp của hệ số tương quan giữa các biến theo phép kiểm định F với một độ tin cậy cho trước. Khi chọn mức ý nghĩa là 5% thì sig. của các nhân tố phải nhỏ hơn 0.05 thì hệ số tương quan mới có ý nghĩa thống kê (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Hệ số tương quan (Pearson Correlation) nói lên mức độ tương quan giữa các nhân tố với nhau trong mô hình. Nếu hệ số tương quan càng lớn và có ý nghĩa thống kê thì mối tương quan giữa các nhân tố càng mạnh. Tương quan giữa một nhân tố với chính nhân tố đó sẽ bằng một.
Để xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị RRTD trong cho vay KHCN tại Sacombank CN Quận 4, tác giả thực hiện các kiểm định sau đây, để đảm bảo mô hình không còn các khuyết tật: hiện tượng đa cộng tuyến; hiện tượng phương sai thay đổi; hiện tượng tự tương quan. Để đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy đối với tập dữ liệu, tác giả sử dụng hệ số R2 và R2 hiệu chỉnh (Adjusted R-Square).
55
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Chương 3 trình bày quy trình nghiên cứu và phương pháp được thực hiện trong luận văn, để đánh giá các thang đo các khái niệm nghiên cứu và mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị RRTD trong cho vay KHCN tại Sacombank CN Quận 4. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn chính: nghiên cứu sơ bộ (định tính và định lượng) và nghiên cứu chính thức (định lượng).
Nghiên cứu sơ bộ thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung sau đó phỏng vấn thử với kích thước mẫu n=50 CBTD. Sau đó, tác giả thực hiện nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp với kích thước mẫu n = 200 CBTD. Trong đó, quy trình nghiên cứu định lượng bao gồm các bước: đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha; phân tích nhân tố khám phá (EFA), kiểm định khuyết tật mô hình và xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính bội.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU