Các NHTM hiện nay đều thiết lập và sử dụng KSNB như một công cụ nhằm giảm thiểu rủi ro, sai sót và các vấn đề về thông đồng, gian lận xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. KSNB nhằm giảm thiểu sự mất mát về doanh thu, lãng phí tài nguyên và những thiệt hại không lường trước (Abbas và Iqbal, 2012; Nguyễn Kim Quốc Trung, 2018). Lakis và Giriunas (2012) đã xác định hệ thống KSNB là một bộ phận của hệ thống quản lý doanh nghiệp nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu, hiệu quả kinh tế - thương mại của doanh nghiệp, quan sát các nguyên tắc kế toán và kiểm soát rủi ro công việc hiệu quả. Đồng thời, KSNB cho phép tổ chức giảm thiểu số lượng những sai sót chủ ý và gian lận trong quá trình hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Như vậy, định nghĩa của họ nhấn mạnh việc quản trị rủi ro hiệu quả giống như của Basel. Hiệp ước vốn Basel ra đời nhằm để quản trị các rủi ro trong ngành ngân hàng, trong khi COSO tập trung vào khía cạnh KSNB mà bao trùm hầu hết cho các ngành công nghiêp nói chung (Nguyễn Kim Quốc Trung, 2018). Năm yếu tố được trình bày bởi COSO: môi trường kiểm soát; đánh giá rủi ro; hoạt động kiểm soát; thông tin và truyền thông; và giám sát là những yếu tố có thể đạt được mức độ hiệu quả hơn so với Basel trong việc ngăn ngừa gian lận, sai sót và các vấn đề thông đồng xảy ra trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Để giúp nâng cao hiệu quả quản trị RRTD trong cho vay KHCN, thông qua nhân tố kiểm soát nội bộ, Sacombank CN Quận 4 cần phải:
- Triển khai và thực hiện đồng bộ năm thành phần của KSNB tại các phòng ban của đơn vị liên quan đến hoạt động tín dụng, như phòng tín dụng cá nhân, phòng quản lý rủi ro và bộ phận thẩm định khách hàng nhằm đảm bảo cho các hoạt động kiểm soát và thủ tục kiểm soát được thực thi trong quá trình thu thập,
đánh giá hồ sơ khoản vay của KH đến bước giải ngân, giám sát việc sử dụng nợ vay và thu hồi nợ.
- Thực thi nguyên tắc “4 mắt” trong các bước của quy trình cấp tín dụng. Nguyên tắc này được thực hiện bởi một CBTD và kiểm soát bởi một cán bộ - nhân viên khác hoặc bởi sự xét duyệt/ kiểm soát bởi cán bộ lãnh đạo. Điều này giúp NH nâng cao hiệu quả trong việc hạn chế vấn đề sai sót, gian lận hoặc thông đồng xảy ra giữa các CBTD với nhau trong việc cấp tín dụng cho KH.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát sau giải ngân, và quá trình sử dụng vốn vay của KH theo đúng mục đích như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng với NH. Điều này sẽ giúp cho hoạt động kiểm soát nội bộ của Sacombank CN Quận 4 trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực hơn nữa cho công tác quản trị RRTD trong cho vay KHCN.
- Mặc dù Sacombank đã thực hiện hoạt động quản trị rủi ro với ba tầng bảo vệ, như kiểm soát rủi ro ngay từ đầu; giám sát và cảnh báo rủi ro; kiểm toán tính hiệu lực của hệ thống KSNB. Nhưng ở chi nhánh Quận 4 còn một số hạn chế nhất định trong việc kết hợp thực thi các nguyên tắc bởi các nhân viên KSNB tại chi nhánh và việc không tuân thủ toàn bộ các thủ tục kiểm soát rủi ro, đánh giá rủi ro tín dụng được thiết lập và quy định bởi Hội sở chính.
- Cải thiện bộ máy tổ chức tại chi nhánh, trong đó chú trọng bộ phận KSNB và trình độ nghiệp vụ của các cán bộ - nhân viên. Tăng cường tính độc lập trong công tác thực hiện nghiệp vụ tín dụng và các hoạt động kiểm tra, giám sát của bộ phận KSNB.
- Đảm bảo các nhà quản trị ở cấp cao tại Hội sở cùng với các cấp quản lý và nhân viên tại các chi nhánh nói chung và chi nhánh Quận 4 nói riêng cùng thiết kế, vận hành và thực hiện một cách hiệu quả, do KSNB không chỉ là những bộ phận riêng lẻ tách biệt, mà các thành phần này có sự đan xen và hỗ trợ lẫn nhau nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong quản trị rủi ro của NH và RRTD.
91
5.3.2 Đối với nhân tố chính sách tín dụng
- Sacombank CN Quận 4 cần kiến nghị Hội sở hoàn thiện chính sách tín dụng hơn bằng cách bổ sung hoặc điều chỉnh các chính sách, cơ cấu tín dụng một cách linh hoạt và hợp lý, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội từng thời kỳ và nhằm đảm bảo sự cân đối giữa lợi nhuận và rủi ro của chi nhánh. Chẳng hạn, trong đầu năm 2020 với sự tồn tại của tình hình dịch bệnh Corona, hoạt động kinh doanh và thu nhập của các KH nói chung và KHCN đều ít nhiều chịu ảnh hưởng theo chiều hướng giảm sút, nên làm cho KH gặp vấn đề khó khăn trong việc chi trả nợ cho NH theo hợp đồng đã thỏa thuận. Sacombank CN Quận 4 có thể xem xét tình hình chung và kiến nghị với Hội sở thực hiện điều chỉnh mức lãi suất, hoặc gia hạn thời gian trả nợ...
- Xây dựng chính sách KH theo hướng phân loại khách hàng theo nhóm đối tượng KH khác nhau nhằm giữ chân khách hàng cũ và thu hút các khách hàng mới, nhằm đa dạng hóa danh mục đầu tư và phân tán rủi ro.
- Kiến nghị với Hội sở xây dựng chính sách sản phẩm dịch vụ tín dụng kết hợp với các tiện ích khác nhau. Đồng thời, nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng như cải thiện và rút ngắn thời hạn xét duyệt khoản vay, xem xét và hoàn thiện các hồ sơ, chứng từ, cải thiện các phương tiện hữu hình nhằm đảm bảo cho việc xử lý và thực hiện các giao dịch nhanh chóng, an toàn, chính xác.
- Đối với chính sách lãi suất, Sacombank CN Quận 4 cần được xây dựng tùy thuộc vào mức độ xếp hạng tín nhiệm bởi NH, uy tín của KH, giá trị của TSĐB, lịch sử quan hệ tín dụng tốt, hoạt động kinh doanh hiệu quả, hoặc các phương án/ dự án khả thi. Tuy nhiên, việc ban hành và quy định chính sách lãi suất tại Sacombank cần phải tuân thủ và được kiểm soát bởi NHNN.
- Thực hiện chiến lược và định hướng của Hội sở, Sacombank CN Quận 4 cần lập kế hoạch cụ thể và chi tiết về tỷ trọng cấp tín dụng đối với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội, từng ngành nghề kinh doanh của các KHCN nhằm đảm
bảo tính cân đối trong danh mục đầu tư và phân tán rủi ro tín dụng như tỷ trọng cấp tín dụng đối với lĩnh vực thương mại dịch vụ, lĩnh vực tiêu dùng cá nhân...
5.3.3 Đối với nhân tố hệ thống xếp hạng tín dụng
- Tuân thủ hệ thống xếp hạng tín dụng do Hội sở ban hành và quy định nhằm đánh giá và xếp hạng mức độ rủi ro đối với từng khoản tín dụng. Đồng thời Sacombank CN Quận 4 cần thường xuyên đánh giá hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của NH nhằm có những kiến nghị phù hợp đối với Hội sở trong việc điều chỉnh và bổ sung các chỉ tiêu tương ứng.
- Cán bộ lãnh đạo chi nhánh Quận 4 cần phải thực hiện cơ chế giám sát rủi ro theo xếp hạng tín dụng KH do Hội sở chính ban hành và định kỳ báo cáo cho Hội sở về kết quả giám sát cũng như đánh giá RRTD. Vì xếp hạng tín dụng KH không chỉ giúp NH phân loại mức độ rủi ro theo từng khoản vay và từng đối tượng KH mà còn giúp NH theo dõi và điều chỉnh quan hệ tín dụng phù hợp, như điều chỉnh mức lãi suất, điều chỉnh hạn mức tín dụng hoặc có các chính sách, biện pháp xử lý khoản tín dụng và cảnh báo RRTD.
- Kiến nghị với Hội sở hoàn thiện và từng bước xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng theo chuẩn quốc tế, và theo Basel. Đặc biệt Sacombank CN Quận 4 có thể ưu tiên sử dụng phương pháp định lượng trong đánh giá RRTD hơn là sử dụng các mô hình định tính, để giúp kết quả xếp hạng tín dụng được khách quan và chính xác, từ đó hệ thống xếp hạng tín dụng sẽ là công cụ hạn chế RRTD hiệu quả và là căn cứ để định giá theo rủi ro chung của Sacombank.
- Việc thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ cần tuân thủ việc phân loại các khoản nợ, đánh giá chất lượng tín dụng, trích lập dự phòng trong các hoạt động tín dụng của Hội sở và NHNN.
- Chi nhánh cần tuân thủ chính sách quản trị rủi ro nói chung và RRTD nói riêng, khẩu vị rủi ro định kỳ và đột xuất theo yêu cầu để báo cáo cho Ủy ban quản lý rủi ro trực thuộc Hội sở chính. Ủy ban quản lý rủi ro thông qua các hạn mức rủi
93
ro thị trường định kỳ và các mô hình xếp hạng tín dụng cho khách hàng cá nhân, đảm bảo các chi nhánh, trong đó có chi nhánh Quận 4 ngoài tuân thủ theo quy định pháp luật về quản lý rủi ro tín dụng, cần phải thực thi các phương thức quản trị rủi ro hoạt động hiệu quả, bao gồm việc xác định các loại rủi ro hoạt động trọng yếu (RRTD), giám sát và đưa ra các biện pháp quản trị kịp thời, đồng thời theo dõi các cam kết hành động nhằm khắc phục và cảnh báo RRTD.
5.3.4 Đối với nhân tố cán bộ tín dụng
- Trong quá trình cấp tín dụng, chi nhánh cần có sự tách biệt rõ ràng giữa các chức năng, nhiệm vụ của CBTD. Chẳng hạn như, việc tách biệt giữa chức năng bán hàng (cung cấp dịch vụ tín dụng cho KH); chức năng thẩm định - đánh giá rủi ro, khả năng trả nợ; quản lý RRTD và cảnh báo rủi ro. Trong kiểm soát nội bộ, một bộ phận quan trọng giúp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro là bộ phận hoạt động kiểm soát. Hoạt động này yêu cầu tổ chức cần phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm pháp lý của các bộ phận để tránh mâu thuẫn về lợi ích và dẫn đến các vấn đề rủi ro trong gian lận, sai sót, gian lận và thông đồng xảy ra trong hoạt động kinh doanh NH nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.
- Nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn của CBTD và các cán bộ quản lý ngân hàng. Sacombank CN Quận 4 có thể ban hành và xây dựng chính sách gồm những tiêu chí để đánh giá đạo đức nghề nghiệp và trình độ thực hiện nghiệp vụ của các cán bộ - nhân viên NH. Đồng thời, đơn vị cần xây dựng những chính sách khen thưởng và xử phạt phù hợp để khuyến khích CBTD tích cực làm việc hoặc để răn đe cho những hành vi vi phạm quy định, chính sách của Sacombank nói riêng và pháp luật nói chung.
- Sacombank CN Quận 4 cần chủ động tổ chức các công tác đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ tín dụng cho các CBTD cũng như các nghiệp vụ bỗ trợ nhằm giúp nâng cao kỹ năng và trình độ chuyên môn cho CBTD. Ví dụ như chi nhánh mời những cán bộ giảng viên đại học, các chuyên gia đầu ngành để trao đổi, cung
cấp, giải thích và chia sẽ những phương pháp, mô hình và nguyên tắc để nhận biết, hạn chế, cảnh báo RRTD, từ đó nhân viên có thể ứng dụng vào thực tiễn công việc.
- Căn cứ vào quy trình và chính sách tín dụng, Sacombank CN Quận 4 có thể phân quyền trong việc xét duyệt hạn mức và chấp nhân các khoản cho vay. Thường xuyên luân chuyển các cán bộ quản lý giữa các phòng ban với nhau, không để một cán bộ lãnh đạo phòng ban công tác tại một vị trí quá lâu. Ngoài ra chi nhánh ngân hàng cần đào tạo đội ngũ cán bộ - nhân viên có tài năng làm nguồn nhân lực tiềm năng nhằm bổ sung vào đội ngũ cán bộ chủ chốt khi có cần thiết.
- Thường xuyên kiểm tra và đánh giá chất lượng nguồn nhân lực, cụ thể là các CBTD qua một số tiêu chí như kiến thức về nghiệp vụ tín dụng và các nghiệp vụ có liên quan, phẩm chất trung thực, ý thức chấp hành pháp luật; hiểu biết chung về pháp luật, đặc biệt là Luật ngân hàng; có khả năng thu thập, phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin tài chính hoặc phi tài chính của KH...
- Đối với cấp lãnh đạo chi nhánh cần thường xuyên cập nhật và trang bị kiến thức về các phương pháp quản trị RRTD theo thông lệ quốc tế, cụ thể là Hiệp ước Basel nhằm góp phần ngâng cao hiệu quả quản lý RRTD tại chi nhánh cũng như góp ý, hoàn thiện hiệu quả quản trị của hệ thống Sacombank.
- Cũng như CBTD, cán bộ lãnh đạo phòng ban liên quan đến hoạt động tín dụng cũng cần tuân thủ nguyên tắc độc lập và kiểm tra chéo. Chẳng hạn như, tách biệt giữa chức năng phê duyệt hạn mức tín dụng cho KHCN với chức năng phê duyệt báo cáo thẩm định TSĐB, báo cáo về khả năng trả nợ của KHCN.
5.3.5 Đối với nhân tố hệ thống thông tin tín dụng
- Tuân thủ hệ thống lưu trữ, đảm bảo an toàn và bảo mật các thông tin về khách hàng cũng như liên quan đến hồ sơ vay vốn của KH tại Sacombank.
95
- Sacombank CN Quận 4 dựa vào kết quả phân loại nợ đối với khách hàng do Trung tâm thông tin tín dụng cung cấp để thực hiện việc điều chỉnh kết quả tự phân loại nợ theo bộ tiêu chí mà Hội sở đã ban hành.
- Tiếp tục thực hiện đồng nhất và tích hợp hệ thống core vận hành ổn định, tạo điều kiện khai thác cơ sở dữ liệu phục vụ các báo cáo quản trị (trong đó có các báo cáo liên quan đến hoạt động tín dụng và RRTD), báo cáo thống kê. Dưới sự phát triển của các dự án lớn như Data warehouse, Sacombank eShopping cart, Intergration framework, nâng cấp hệ thống Core T24 của Sacomban... 29 quy trình trực tuyến cũng được hoàn thành giúp cho các chi nhánh theo dõi quy trình phê duyệt, rút ngắn thời gian tương tác giữa các chi nhánh, cũng như đảm bảo sự truyền dẫn thông tin và lưu trữ, truy cập thông tin ở các chi nhánh có sự đồng bộ, an toàn và bảo mật tuyệt đối. Chi nhánh Quận 4 tiếp tục phối hợp với Hội sở trong việc tích hợp các thông tin liên quan tới hoạt động quản lý rủi ro tín dụng cho KHCN, bao gồm phân tích tình hình kinh doanh, các thông tin phi tài chính, xếp hạng tín dụng, quy trình tín dụng, cảnh báo sớm và theo dõi các điều kiện tín dụng và kiểm soát các hạn mức và số dư. nhằm nâng cao hiệu quả quản trị RRTD trong cho vay KHCN tại chi nhánh Quận 4.
- Hệ thống thông tin nói chung và hệ thống thông tin tín dụng nói riêng có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các mâu thuẫn về lợi ích giữa ngân hàng với KH và hệ thống thông tin tín dụng không đầy đủ, minh bạch và chính xác sẽ dẫn đến khả năng xảy ra RRTD cao. Vì vậy, chi nhánh cần có sự thu thập và lưu trữ thông tin một cách khoa học, hạn chế tiếp xúc bởi những nhân viên không có liên quan, hoặc thực hiện lưu trữ điện tử, tiến hành mã hóa thông tin và lưu trữ trên các đám mây điện tử với tên truy cập và mật khẩu sẽ được cấp cho cán bộ - nhân viên có thẩm quyền truy cập hoặc được ủy quyền xử lý thông tin. Điều này sẽ làm hạn chế thông tin bị đánh cắp hoặc bị phát tán bởi những đối tượng bên ngoài.
- Mỗi CBTD sẽ chịu trách nhiệm về việc thu thập và lưu trữ hồ sơ, thông tin khách hàng mà mình phục vụ theo yêu cầu và quy định của chi nhánh cũng như Hội sở. Sacombank CN Quận 4 nên thành lập tổ, bộ phận chuyên trách công tác