Các nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu 2466_012807 (Trang 53 - 57)

Nghiên cứu “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) - Thực trạng và giải pháp” của Nguyễn Lan Khanh (2010) đã hệ thống hoá cơ sở lý luận về tín dụng, rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng, trên cơ sở đó tìm hiểu và đánh giá thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB). Từ đó, nghiên cứu chỉ ra các vấn đề còn tồn tại và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.

Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý RRTD tại NHTMCP Phương Đông (2014) của tác giả Nguyễn Tuấn Phương đã cho thấy các yếu tố sau đây có ảnh hưởng đến việc quản lý RRTD: các yếu tố thuộc về nguồn nhân lực của Ngân hàng; các yếu tố thuộc về khách hàng; các yếu tố thuộc về kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Ngân hàng; và các yếu tố thuộc về nội bộ của ngân hàng.

Các nhân tố Các nghiên cứu

35

Nghiên cứu “Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân Đội” của tác giả Nguyễn Quang Hiện (2016) đã làm sáng tỏ lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng trong điều kiện áp lực cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại ngày càng mạnh mẽ cũng như những tác động của việc hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Từ đó, tác giả đã rút ra những bài học kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng cho NHTM Việt Nam thông qua việc cứu một số ngân hàng trên thế giới. Đồng thời đánh giá toàn bộ RRTD của Ngân hàng TMCP Quân đội một cách hệ thống trong giai đoạn 2011-2015 và thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng trong giai đoạn trên. Qua đó, nghiên cứu đã đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế, tồn tại trong công tác quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Quân đội và các nguyên nhân của những hạn chế.

Nghiên cứu của tác giả Trần Kiên Nghị (2017) về “Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Phát Triển TPHCM - HDBank Chi Nhánh Vũng Tàu” đã xác định và ước lượng tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị RRTD. Kết quả phân tích cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM - HDBank - Chi nhánh Vũng Tàu gồm: (1) Chính sách tín dụng, (2) xếp hạng tín dụng, (3) Quy trình cấp tín dụng, (4) Môi trường bên ngoài, (5) Chất lượng nguồn nhân lực, (6) Thông tin tín dụng. Sáu yếu tố này đóng góp tích cực vào quản trị rủi ro tín dụng, được kiểm định và đáp ứng các yêu cầu về giá trị, độ tin cậy và sự phù hợp của mô hình với dữ liệu thu thập. Quản trị rủi ro tín dụng là một việc rất quan trọng trong quá trình điều hành, hoạt động và phát triển của ngân hàng. Quản trị rủi ro hiệu quả không những giảm thiểu rủi ro tín dụng - một hoạt động chính yếu ở các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay - mà còn góp phần đảm bảo lợi nhuận, nâng cao uy tín và năng lực hoạt động cho ngân hàng.

Nghiên cứu của tác giả Lê Bá Trực (2018) về “Những nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam” đã

36

trình bày một cách có hệ thống các vấn đề liên quan đến rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng. Từ cơ sở lý thuyết thông qua lược khảo các công trình nghiên cứu trước đây, luận án đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để kiểm định và bổ sung các vấn đề mang tính lý thuyết về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp ước lượng GMM kiểm định các mô hình đo lường rủi ro tín dụng. Kết quả cho thấy rủi ro tín dụng của các NHTMVN bị sự tác động tiêu cực từ tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự bùng nổ thị trường bất động sản và bị sự tác động tiêu cực từ sự tăng trưởng nhanh mạng lưới hoạt động, khi nó làm gia tăng hiệu quả chi phí quản lý kém. Kết quả cũng cho thấy ngân hàng có quy mô tài sản và vốn lớn ít rủi ro hơn những ngân hàng quy mô nhỏ. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy một tỷ lệ dự phòng chung cao như là một công cụ hạn chế tư tưởng mạo hiểm của các ông chủ ngân hàng.

Bảng 2.4: Tổng hợp các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến RRTD trong hoạt động cho vay KHCN

và Bratanovic (2003) Gehad (2012) Al-abedallat(2017) (2018) (2017)Nghị Trực (2018) Môi trường vĩ mô ✓ ✓ ✓ Chính sách cho vay KHCN ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ Quy trình cho vay KHCN ✓ ✓ Hệ thống thông tin tín dụng ✓ ✓ Hệ thống xếp hạng tín dụng ✓

Cán bộ tín

dụng ✓ ✓

Kiểm soát nội bộ RRTD ✓ ✓ Chính sách thu hồi nợ ✓ ✓ Bảo lãnh ✓ Dòng tiền ✓ Uy tín KH ✓

Hiệu quả của người lao động trong lĩnh vực tín dụng NH ✓ Chỉ đạo của Ngân hàng Trung ương ✓ 37

2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu2.4.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Một phần của tài liệu 2466_012807 (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(149 trang)
w