Các nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu 2466_012807 (Trang 51)

2.3.1 Các nghiên cứu nước ngoài

“Phân tích rủi ro ngân hàng: Mô hình đánh giá quản trị doanh nghiệp và quản trị rủi ro” của hai tác giả Greuning và Bratanovic (2003) đã nhấn mạnh vai trò quản trị rủi ro tín dụng là trọng tâm trong sự tồn tại của hầu hết các ngân hàng lớn. Hai tác giả nhận định để đánh giá năng lực quản trị rủi ro tín dụng phải xem xét ở 4 yếu tố, đó là: Chính sách tín dụng có được trình bày chi tiết trong các văn bản hướng dẫn nội bộ hay không?; Quy trình cấp tín dụng có được xây dựng đầy đủ và chặt chẽ hay không?; Nhân viên tín dụng có đầy đủ năng lực và tuân thủ các quy định, hướng dẫn về quy trình và chính sách tín dụng hay không?; Thông tin tín dụng sử dụng trong quá trình cấp tín dụng có kịp thời, chính xác và đầy đủ hay không?. Chính sách tín dụng của ngân hàng cần chú ý đến quy mô và sự phân bổ các nguồn lực của ngân hàng và cách thức ngân hàng quản lý danh mục cho vay.

33

Một chính sách tốt không những có quy định về giới hạn cho vay mà còn cho phép nhân viên tín dụng trình bày và thuyết phục với hội đồng xét duyệt những khoản vay tốt mà không vi phạm những nguyên tắc cho vay (Trần Kiên Nghị, 2017).

Nghiên cứu của Gehad (2012) về vấn đề quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM Algeria. Nghiên cứu đã làm sáng tỏ tầm quan trọng của phòng ngừa rủi ro đối với hoạt động tín dụng trong các ngân hàng. Nghiên cứu đã xác định tầm quan trọng của vấn đề bảo lãnh trong việc cho vay đối với khách hàng và chứng minh đó chính là tuyến phòng thủ đầu tiên cho ngân hàng. Đồng thời, nghiên cứu khuyến nghị rằng quyết định cấp tín dụng cho khách hàng dựa trên dòng tiền và uy tín của KH. Những yếu tố này cho thấy khả năng thanh toán của khách hàng - một nguồn trả nợ chính cho các NHTM.

Nghiên cứu của Al-abedallat (2017) Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Jordan. Với việc sử dụng phương pháp định tính (phỏng vấn chuyên gia và khảo sát các nhân viên tín dụng tại các NHTM Jordan, kết quả của bài báo đã chỉ ra rằng có tác động mang ý nghĩa thống kê của các yếu tố (hiệu quả của người lao động trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng, chỉ đạo của Ngân hàng Trung ương và chính sách tín dụng của ngân hàng) đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Jordan. Ngoài ra, nghiên cứu đã đề xuất một số khuyến nghị sau: (1) Ngân hàng trung ương nên tăng cường giám sát đối với khoản tín dụng được cấp bởi ngân hàng thương mại; (2) Các ngân hàng thương mại nên thành lập phòng/ bộ phận quản trị rủi ro; (3) Các ngân hàng thương mại cần đa dạng hoá danh mục tín dụng để giảm rủi ro tín dụng; (4) Các ngân hàng thương mại nên có hàng rào bảo hiểm với các công ty bảo hiểm khi cấp tín dụng cho KH.

Nghiên cứu của Endeshaw (2018) về đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến thực tiễn quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng thương mại tư nhân được lựa chọn tại Addis Ababa. Nghiên cứu đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng tập trung vào sáu khía cạnh của chất lượng dịch vụ như, về việc thiết lập môi trường rủi ro tín dụng, quy trình cấp

tín dụng, đo lường rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động và rủi ro pháp lý. Dựa trên kết quả của hệ số tương quan này cho thấy tất cả các biến đều có ý nghĩa thống kê và tương quan dương với thực tiễn quản trị RRTD của các ngân hàng được nghiên cứu. Theo đó, quản trị RRTD của ngân hàng bị ảnh hưởng nhiều hơn do thiếu thiết lập môi trường tín dụng phù hợp, sau đó là các thách thức về đo lường và giám sát tín dụng, thiếu phân tích rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động và thách thức quy trình cấp tín dụng, tuy nhiên, tính hợp pháp của rủi ro đánh giá có mối quan hệ tiêu cực và tác động không đáng kể đến thực tiễn quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng nghiên cứu. Các hệ số hồi quy kết quả cũng ngụ ý mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đến các biến phụ thuộc. Dựa trên những phát hiện, nghiên cứu đề nghị các cơ quan quản lý sau đây của các ngân hàng điều tra thêm lý do chính ảnh hưởng đến hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng tương ứng và cố gắng tạo ra những cải tiến liên tục về các yếu tố chính ảnh hưởng đến khu vực quản lý rủi ro tín dụng.

2.3.2 Các nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) - Thực trạng và giải pháp” của Nguyễn Lan Khanh (2010) đã hệ thống hoá cơ sở lý luận về tín dụng, rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng, trên cơ sở đó tìm hiểu và đánh giá thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB). Từ đó, nghiên cứu chỉ ra các vấn đề còn tồn tại và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.

Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý RRTD tại NHTMCP Phương Đông (2014) của tác giả Nguyễn Tuấn Phương đã cho thấy các yếu tố sau đây có ảnh hưởng đến việc quản lý RRTD: các yếu tố thuộc về nguồn nhân lực của Ngân hàng; các yếu tố thuộc về khách hàng; các yếu tố thuộc về kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Ngân hàng; và các yếu tố thuộc về nội bộ của ngân hàng.

Các nhân tố Các nghiên cứu

35

Nghiên cứu “Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân Đội” của tác giả Nguyễn Quang Hiện (2016) đã làm sáng tỏ lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng trong điều kiện áp lực cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại ngày càng mạnh mẽ cũng như những tác động của việc hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Từ đó, tác giả đã rút ra những bài học kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng cho NHTM Việt Nam thông qua việc cứu một số ngân hàng trên thế giới. Đồng thời đánh giá toàn bộ RRTD của Ngân hàng TMCP Quân đội một cách hệ thống trong giai đoạn 2011-2015 và thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng trong giai đoạn trên. Qua đó, nghiên cứu đã đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế, tồn tại trong công tác quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Quân đội và các nguyên nhân của những hạn chế.

Nghiên cứu của tác giả Trần Kiên Nghị (2017) về “Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Phát Triển TPHCM - HDBank Chi Nhánh Vũng Tàu” đã xác định và ước lượng tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị RRTD. Kết quả phân tích cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM - HDBank - Chi nhánh Vũng Tàu gồm: (1) Chính sách tín dụng, (2) xếp hạng tín dụng, (3) Quy trình cấp tín dụng, (4) Môi trường bên ngoài, (5) Chất lượng nguồn nhân lực, (6) Thông tin tín dụng. Sáu yếu tố này đóng góp tích cực vào quản trị rủi ro tín dụng, được kiểm định và đáp ứng các yêu cầu về giá trị, độ tin cậy và sự phù hợp của mô hình với dữ liệu thu thập. Quản trị rủi ro tín dụng là một việc rất quan trọng trong quá trình điều hành, hoạt động và phát triển của ngân hàng. Quản trị rủi ro hiệu quả không những giảm thiểu rủi ro tín dụng - một hoạt động chính yếu ở các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay - mà còn góp phần đảm bảo lợi nhuận, nâng cao uy tín và năng lực hoạt động cho ngân hàng.

Nghiên cứu của tác giả Lê Bá Trực (2018) về “Những nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam” đã

36

trình bày một cách có hệ thống các vấn đề liên quan đến rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng. Từ cơ sở lý thuyết thông qua lược khảo các công trình nghiên cứu trước đây, luận án đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để kiểm định và bổ sung các vấn đề mang tính lý thuyết về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp ước lượng GMM kiểm định các mô hình đo lường rủi ro tín dụng. Kết quả cho thấy rủi ro tín dụng của các NHTMVN bị sự tác động tiêu cực từ tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự bùng nổ thị trường bất động sản và bị sự tác động tiêu cực từ sự tăng trưởng nhanh mạng lưới hoạt động, khi nó làm gia tăng hiệu quả chi phí quản lý kém. Kết quả cũng cho thấy ngân hàng có quy mô tài sản và vốn lớn ít rủi ro hơn những ngân hàng quy mô nhỏ. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy một tỷ lệ dự phòng chung cao như là một công cụ hạn chế tư tưởng mạo hiểm của các ông chủ ngân hàng.

Bảng 2.4: Tổng hợp các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến RRTD trong hoạt động cho vay KHCN

và Bratanovic (2003) Gehad (2012) Al-abedallat(2017) (2018) (2017)Nghị Trực (2018) Môi trường vĩ mô ✓ ✓ ✓ Chính sách cho vay KHCN ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ Quy trình cho vay KHCN ✓ ✓ Hệ thống thông tin tín dụng ✓ ✓ Hệ thống xếp hạng tín dụng ✓

Cán bộ tín

dụng ✓ ✓

Kiểm soát nội bộ RRTD ✓ ✓ Chính sách thu hồi nợ ✓ ✓ Bảo lãnh ✓ Dòng tiền ✓ Uy tín KH ✓

Hiệu quả của người lao động trong lĩnh vực tín dụng NH ✓ Chỉ đạo của Ngân hàng Trung ương ✓ 37

2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu2.4.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất 2.4.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Trên cơ sở nghiên cứu của Greuning và Bratanovic (2003); Al-abedallat (2017); Endeshaw (2018); Trần Kiên Nghị (2017); Lê Bá Trực (2018) tác giả đề xuất mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị RRTD tại Sacombank CN Quận 4 như sau:

38

Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Nguồn: Tác giả tổng hợp

2.4.2 Các giả thuyết nghiên cứu

- Giả thuyết H1: Môi trường vĩ mô có ảnh hưởng cùng chiều đến quản trị RRTD trong cho vay KHCN tại Sacombank - CN Quận 4.

- Giả thuyết H2: Chính sách cho vay KHCN có ảnh hưởng cùng chiều đến quản trị RRTD trong cho vay KHCN tại Sacombank - CN Quận 4. - Giả thuyết H3: Quy trình cho vay KHCN có ảnh hưởng cùng chiều đến

quản trị RRTD trong cho vay KHCN tại Sacombank - CN Quận 4.

- Giả thuyết H4: Hệ thống thông tin tín dụng có ảnh hưởng cùng chiều đến quản trị RRTD trong cho vay KHCN tại Sacombank - CN Quận 4.

- Giả thuyết H5: Hệ thống xếp hạng tín dụng có ảnh hưởng cùng chiều đến quản trị RRTD trong cho vay KHCN tại Sacombank - CN Quận 4.

- Giả thuyết H6: Cán bộ tín dụng có ảnh hưởng cùng chiều đến quản trị RRTD trong cho vay KHCN tại Sacombank - CN Quận 4.

- Giả thuyết H7: Kiểm soát nội bộ RRTD có ảnh hưởng cùng chiều đến quản trị RRTD trong cho vay KHCN tại Sacombank - CN Quận 4.

- Giả thuyết H8: Chính sách thu hồi nợ có ảnh hưởng cùng chiều đến quản trị RRTD trong cho vay KHCN tại Sacombank - CN Quận 4.

40

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 của luận văn đã khái quát những vấn đề cơ bản về hoạt động cho vay, trong đó có cho vay KHCN. Ngoài ra, tác giả đã đề cập đến lý thuyết về RRTD và quản trị RRTD bao gồm các nguyên tắc quản trị RRTD và quản trị RRTD trong cho vay KHCN. Bên cạnh đó, luận văn đã trình bày một số mô hình đo lường RRTD trong cho vay KHCN tại NHTM.

Trên cơ sở nghiên cứu các công trình trong và ngoài nước có liên quan, tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu bao gồm các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị RRTD trong cho vay KHCN tại Sacombank CN Quận 4. Chương 2 sẽ là cơ sở lý thuyết để tác giả phân tích và xác định mức độ tác động của các yếu tố đến quản trị RRTD trong cho vay KHCN tại Sacombank CN Quận 4 ở chương 3.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Quy trình nghiên cứu

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

Nguồn: tác giả tổng hợp

Hình 3.1 thể hiện các bước trong quy trình nghiên cứu để đạt được mục tiêu ban đầu đặt ra. Các bước trong quy trình cụ thể như sau:

- Bước 1: Xây dựng thang đo cho các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị RRTD trong cho vay KHCN tại Sacombank CN Quận 4. Các thang đo gọi là thang đo nháp, được xây dựng trên cơ sở hệ thống các cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu có

42

liên quan, từ đó xác định bước đầu các nhân tố tác động đến quản trị RRTD trong cho vay KHCN tại Sacombank CN Quận 4.

- Bước 2: Nghiên cứu phân tích nhân tố khám phá, gồm hai phần:

• Trong bước này, phương pháp phỏng vấn chuyên gia (5 chuyên gia). Mục đích nhằm hiệu chỉnh, bổ sung các biến quan sát trong các thang đo nháp ở bước 1. Kết quả của bước này sẽ cho ra thang đo nháp hiệu chỉnh.

• Phần 2, thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn và điều tra thử: Thang đo nháp hiệu chỉnh, bổ sung được dùng để thiết kế thành bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi được thiết kế xong sẽ được sử dụng để phỏng vấn thử với cỡ mẫu nhỏ (N= 50 CBTD) nhằm kiểm tra mức độ rõ ràng của bảng câu hỏi và thông tin thu về, trước khi đi đến thang đo hoàn chỉnh.

- Bước 3: Nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện để kiểm định lại mô hình lý thuyết. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng với kỹ thuật khảo sát trực tiếp CBTD thông qua bảng câu hỏi để thu thập thông tin. Trình tự các phương pháp nghiên cứu cụ thể để tiến hành nghiên cứu luận văn sẽ được trình bày ở mục phương pháp nghiên cứu (mục 3.2).

3.2 Xây dựng thang đo3.2.1 Nghiên cứu sơ bộ 3.2.1 Nghiên cứu sơ bộ

3.2.1.1 Trình tự nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua 02 bước:

- Nghiên cứu định tính được thực hiện nhằm khám phá, bổ sung và điều chỉnh các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm trong mô hình. Thông qua cơ sở lý thuyết ở chương 2, mô hình nghiên cứu được đề xuất gồm 08 yếu tố với các biến quan sát của các nghiên cứu trước, đây là nền tảng và cơ sở để thực hiện việc nghiên cứu định tính. Từ đó xây dựng thang đo nháp để làm cơ sở tham khảo cho việc thực hiện nghiên cứu định tính nhằm xây dựng bảng câu hỏi cho các biến

Ký hiệu Nội dung

MT1 Hệ thống môi trường pháp lý đồng bộ, đầy đủ.

quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu trong mô hình. Trong nghiên cứu định tính, phương pháp được sử dụng là phương pháp phỏng vấn chuyên gia: trên cơ sở thang đo nháp đã xây dựng, tiến hành phỏng vấn các chuyên gia ngân hàng, bao gồm các lãnh đạo phòng ban làm việc trong lĩnh vực tín dụng, quản lý rủi ro có thời gian công tác từ 5 năm trở lên. Các thành viên tham gia thảo luận có kiến thức và kinh nghiệm tốt về hoạt động cấp tín dụng (Danh sách các chuyên gia được thể hiện ở Phụ lục 7). Mục đích của thảo luận nhóm là để loại bỏ các biến không được nhất trí, đồng thời bổ sung thêm một số biến và thống nhất các thành phần trong thang đo sơ bộ. Trình tự tiến hành thảo luận nhóm:

• Sau khi phỏng vấn hết các đối tượng, dựa trên dữ liệu thu thập được tiến hành hiệu chỉnh thang đo.

• Dữ liệu hiệu chỉnh sẽ được trao đổi lại với các đối tượng tham gia một lần nữa. Quá trình nghiên cứu định tính được kết thúc khi các câu hỏi thảo luận

Một phần của tài liệu 2466_012807 (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(149 trang)
w