Phương pháp chấm điểm khách hàng cá nhân của Trung tâm

Một phần của tài liệu 2466_012807 (Trang 50 - 51)

tín

dụng quốc gia Việt Nam (CIC)

Theo nghiên cứu Lê Thị Thanh Tân và Đặng Thị Việt Đức (2016), ngoài phương pháp chuyên gia, phương pháp chấm điểm KHCN của CIC được thực hiện bằng kỹ thuật thống kê (Bảng Tiêu chí chấm điểm KHCN của CIC - Phụ lục 8)

Việc thực hiện kỹ thuật thống kê để đánh giá các tiêu chí chấm điểm KHCN của CIC được áp dụng đơn giản, dễ dàng nhưng độ chính xác của phương pháp này phụ thuộc vào chất lượng của bộ dữ liệu được thu thập bởi chính các ngân hàng. Phương pháp chấm điểm thể nhân được nghiên cứu từ cuối năm 2009. Sau đó được đưa vào áp dụng thí điểm từ tháng 12/2010 và triển khai thực hiện chính thức từ tháng 2/2011. Nghiệp vụ chấm điểm thể nhân tại CIC được xây dựng căn cứ vào kinh nghiệm học tập từ các nước phát triển trên thế giới như Pháp, Mỹ, Hàn Quốc (Lê Thị Thanh Tân và Đặng Thị Việt Đức, 2016). Các chỉ tiêu chấm điểm được sử dụng theo nhóm, sau đó đưa vào mô hình để tính điểm theo trọng số và quy đổi điểm nhận sang một biểu tượng xếp hạng tương ứng (Bảng xếp hạng tín dụng KHCN của CIC - Phụ lục 8).

Ngoài ra, các NHTM hiện nay đều có hệ thống xếp hạng nội bộ dành cho cả KHDN và KHCN. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là hệ thống gồm các bộ chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, các quy trình đánh giá khách hàng trên cơ sở định tính và định lượng về mặt tài chính, tình hình kinh doanh, quản trị, uy tín của khách hàng. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải được xây dựng cho từng đối tượng khách hàng khác nhau, kể cả các đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng và những

người có liên quan của đối tượng này (Khoản 1, Điều 5, Thông tư 02/2013/TT- NHNN).

Đối với KHCN, việc chấm điểm tín dụng chỉ áp dụng trong nội bộ hệ thống NH với mục đích đánh giá mức độ RRTD đối với khoản vay của KHCN. Chấm điểm tín dụng nội bộ đối với KHCN chủ yếu dựa vào các thông tin phi tài chính, các thông tin do KH cung cấp và các thông tin do NH thu thập được. Tất cả thông tin sẽ thông qua hệ thống thông tin tín dụng để phân tích, xử lý bằng phần mềm để cho ra điểm số tương ứng. Kết quả sẽ đưa ra một con số - điểm tín dụng - chỉ mức độ RRTD của người vay. Hiệu quả kỹ thuật này cao, giúp ích cho quản trị rủi ro đối với khách hàng là các cá nhân, hộ KD. Vì đối tượng này thường không có báo cáo tài chính, hoặc không đầy đủ, thiếu thông tin nên thường khó khăn trong tiếp cận NH (Hoàng Trọng Anh Tuấn, 2013). Tuy nhiên, mức độ đánh giá RRTD của NH cao hay thấp phụ thuộc vào độ chính xác và tính minh bạch của các thông tin mà NH có thu thập được.

Một phần của tài liệu 2466_012807 (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(149 trang)
w