Phương pháp xử lý dữ liệu

Một phần của tài liệu 2466_012807 (Trang 72)

Sau khi thu về các phiếu khảo sát, tác giả tiến hành “làm sạch thông tin”, nghĩa là nhập các câu hỏi trả lời từ các câu hỏi trên phiếu khảo sát vào phần mềm Excel và loại bỏ những quan sát nào thiếu thông tin. Sau đó, tác giả kiểm tra một lần nữa bảng dữ liệu đã được mã hóa và kiểm tra lại các thông tin cần thiết trong bảng trả lời đã đầy đủ và đúng yếu cầu để thực hiện bước tiếp theo hay chưa. Nếu tất cả dữ liệu đã đầy đủ, tác giả sẽ sử dụng phần mềm phân tích thông kê dữ liệu SPSS để thực hiện phân tích thống kê mô tả dữ liệu thu thập được.

3.3.2 Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha

Hệ số Cronbach’ s alpha là hệ số sử dụng phổ biến để đánh giá độ tin cậy của thang đo trong nghiên cứu phân tích nhân tố khám phá (EFA). Độ tin cậy thường dùng nhất là tính nhất quán nội tại, vì độ tin cậy sẽ phản ánh mối quan hệ của các biến quan sát trong cùng một thang đo. Để tính hệ số Cronbach’s alpha của một thang đo thì thang đo đó phải có tối thiểu là ba biến đo lường. Hệ số Cronbach’ s alpha có giá trị biến thiên trong khoảng từ 0 đến 1 (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), các biến đo lường dùng để đo lường cùng một khái niệm nghiên cứu nên chúng phải có tương quan chặt chẽ với nhau. Do đó, phần mềm SPSS sử dụng hệ số tương quan biến - tổng hiệu chỉnh. Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến - tổng (hiệu chỉnh) > 0.30 thì biến đó đạt yêu cầu (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Tuy nhiên, nếu chúng trùng lắp hoàn toàn (r =1) thì hai biến đo lường này thật sự chỉ là một và một biến cần phải loại bỏ. Vì vậy, một thang đo có độ tin cậy tốt khi thang đo biến thiên trong khoảng từ 0.70 đến 0.80. Nếu Cronbach’s alpha > 0.60 là thang đo có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Trong mỗi thang đo, hệ số tương quan biến tổng thể hiện sự tương quan giữa một biến quan sát với tất cả các biến khác. Hệ số này càng cao thì sự tương quan của biến với các biến khác càng cao. Các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 bị coi là biến rác và bị loại khỏi thang đo (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009). Trong nghiên cứu này, những biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 cũng sẽ bị loại khỏi thang đo.

3.3.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

- Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) đánh giá hai giá trị quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Qua phân tích nhân tố khám phá EFA sẽ loại bỏ các biến quan sát không đạt độ tin cậy, giá trị hội tụ và phân

53

biệt; đồng thời tái cấu trúc các biến quan sát còn lại vào các yếu tố (thành phần đo lường) phù hợp, đặt cơ sở cho việc hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu, các nội dung phân tích tiếp theo.

- Một số tiêu chuẩn mà các nhà nghiên cứu quan tâm trong phân tích EFA gồm:

• Hệ số KMO (Kaiser-Mayer-Olkin): Đây là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của EFA, phân tích nhân tố khám phá thích hợp khi hệ số KMO lớn hơn 0.5 (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

• Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity): Đại lượng Barlett là một đại lượng thống kê dùng để xem xét giả thuyết các biến có tương quan trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (sig nhỏ hơn 0.05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

• Chỉ số Eigenvalue: Đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố. Chỉ những nhân tố có Eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

• Phương sai trích (Variance explained criteria): Tổng phương sai trích phải lớn hơn hoặc bằng 50%. (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

• Hệ số tải nhân tố (Factor loading): Là hệ số tương quan đơn giữa các biến và nhân tố. Hệ số này càng lớn cho biết các biến và nhân tố càng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu biến quan sát nào có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố lớn hơn 0.3 để tạo giá trị phân biệt giữa các nhân tố (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

3.3.4 Phân tích mô hình hồi quy tuyến tính và các kiểm định về khuyết tậtcủa mô hình của mô hình

vay KHCN tại Sacombank CN Quận 4, tác giả sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến (mô hình hồi quy bội). Trong mô hình này, cần phân tích sự tương quan của các nhân tố. Trong phân tích tương quan, giá trị Sig. (hay giá trị p-value) nói lên tính phù hợp của hệ số tương quan giữa các biến theo phép kiểm định F với một độ tin cậy cho trước. Khi chọn mức ý nghĩa là 5% thì sig. của các nhân tố phải nhỏ hơn 0.05 thì hệ số tương quan mới có ý nghĩa thống kê (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Hệ số tương quan (Pearson Correlation) nói lên mức độ tương quan giữa các nhân tố với nhau trong mô hình. Nếu hệ số tương quan càng lớn và có ý nghĩa thống kê thì mối tương quan giữa các nhân tố càng mạnh. Tương quan giữa một nhân tố với chính nhân tố đó sẽ bằng một.

Để xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị RRTD trong cho vay KHCN tại Sacombank CN Quận 4, tác giả thực hiện các kiểm định sau đây, để đảm bảo mô hình không còn các khuyết tật: hiện tượng đa cộng tuyến; hiện tượng phương sai thay đổi; hiện tượng tự tương quan. Để đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy đối với tập dữ liệu, tác giả sử dụng hệ số R2 và R2 hiệu chỉnh (Adjusted R-Square).

55

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chương 3 trình bày quy trình nghiên cứu và phương pháp được thực hiện trong luận văn, để đánh giá các thang đo các khái niệm nghiên cứu và mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị RRTD trong cho vay KHCN tại Sacombank CN Quận 4. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn chính: nghiên cứu sơ bộ (định tính và định lượng) và nghiên cứu chính thức (định lượng).

Nghiên cứu sơ bộ thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung sau đó phỏng vấn thử với kích thước mẫu n=50 CBTD. Sau đó, tác giả thực hiện nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp với kích thước mẫu n = 200 CBTD. Trong đó, quy trình nghiên cứu định lượng bao gồm các bước: đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha; phân tích nhân tố khám phá (EFA), kiểm định khuyết tật mô hình và xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính bội.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn Thương tín - chinhánh quận 4 nhánh quận 4

4.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn Thương tín - chinhánh quận 4 nhánh quận 4

4.1.1.1Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn Thương tín - chi nhánh quận 4

Quận 4 là một Quận giáp ranh với trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, có hình dạng như một cù lao tam giác. Phía Tây và phía Bắc giáp sông Bến Nghé ngăn cách với Quận 1. Phía Đông giáp sông Sài Gòn, ngăn cách với Quận 2. Phía Đông giáp Quận 7, ranh giới là kênh tẻ, có Cầu Tân Thuận bắc qua, nơi có nhiều giá trị văn hóa lịch sử. Kinh tế Quận 4 tiếp tục phát triển gắn liền với tiến trình đô thị hóa, cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng thương mại, dịch vụ, công nghiệp, và chú trọng đến công tác quy hoạch mạng lưới chợ, siêu thị, địa ốc

Với địa thế thiên phú đó, Sacombank Chi nhánh Quận 4 đã được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 02 năm 2007, đến nay đã có 03 phòng giao dịch trực thuộc là PGD Khánh Hội, PGD Trần Xuân Soạn và PGD Nguyễn Công Trứ với tổng số hơn 115 CBNV.

Là một trong những Chi nhánh trẻ của KV Đông TPHCM, trong suốt hơn 10 năm qua Sacombank Chi nhánh Quận 4 đã không ngừng nỗ lực thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch được giao và đạt được nhiều thành tích, danh hiệu cao quý như:

- Tập thể trẻ ấn tượng năm 2007. - Tập thể giỏi năm 2009, 2012, 2014.

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Thu nhập 167.641 194.58 8 2 196.03 0 221.89 9 244.03 Tổng chi phí 122.364 125.65 9 135.82 9 142.90 7 174.78 1 - Chi phí hoạt động dịch vụ 16.04 7 15.22 7 14.38 4 13.87 3 13.00 5 - Chi phí hoạt động khác 4.52 1 5.28 1 3.436 5.008 6.385 - Chi phí quản lý chung 101.796 105.15

1 118.009 6 124.02 1 155.39

Lợi nhuận trước thuế 45.27

7 9 68.92 3 60.20 3 78.98 8 69.25 Chi phí thuế TNDN 9.96 1 13.78 6 12.04 1 15.79 7 13.85 2

Lợi nhuận sau thuế 35.31

6 55.14 3 48.16 2 63.18 6 55.40 6 57

- Tâp thể xuất sắc toàn diện 2010.

Với phương châm “Vượt lên khó khăn - Chinh Phục thử thách" đội ngũ cán bộ nhân viên Sacombank Chi nhánh quận 4 trẻ trung, năng động và nhiệt huyết, được sự hướng dẫn xuyên suốt của Ban Giám đốc chi nhánh sẽ làm nên tập thể chuyên nghiệp, không ngừng đổi mới và phát triển với mục tiêu chung.

4.1.1.2Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn Thương tín - chi nhánh quận 4

Hình 4.1: Cơ cấu tổ chức của Sacombank - chi nhánh Quận 4

Nguồn: Sacombank - chi nhánh Quận 4 Theo cơ cấu tổ chức, đứng đầu chi nhánh là Giám đốc chi nhánh: là người có trách nhiệm tổ chức và điều hành tất cả hoạt động kinh doanh tại đơn vị kinh do theo kế hoạch kinh doanh được phê duyệt bởi Tổng giám đốc hoặc Phó Tổng

58

giám đốc được ủy quyền. Giám đốc sẽ quản lý và kiểm soát trực tiếp các phòng doanh nghiệp; phòng cá nhân; phòng kế toán và quỹ; phòng kiểm soát rủi ro.

Phó giám đốc Sacombank CN Quận 4 bao gồm hai phó giám đốc, một phó giám đốc phụ trách phòng giao dịch tiềm năng và một phó giám đốc phụ trách phòng giao dịch tiêu chuẩn và chịu trách nhiệm hỗ trợ Giám đốc chi nhánh trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh của chi nhánh và các Phòng Giao dịch trực thuộc.

4.1.2 Kết quả kinh doanh và hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngânhàng thương mại cổ phần Sài gòn Thương tín - chi nhánh quận 4 hàng thương mại cổ phần Sài gòn Thương tín - chi nhánh quận 4

4.1.2.1Kết quả kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn Thương tín - chi nhánh quận 4

Bảng 4.1: Tình hình kinh doanh tại Sacombank CN Quận 4

2016/2015 2017/2016 2018/2017 2019/2018

Thu nhập 16.07% 0.74% 13.19% 9.98% Tổng chi phí 2.69% 8.09% 5.21% 22.30%

Lợi nhuận trước thuế 52.24% -12.66% 31.19% -12.31%

Chi phí thuế TNDN 38.40% -12.66% 31.19% -12.31%

Lợi nhuận sau thuế 56.14% -12.66% 31.19% -12.31%

Nguồn: Phòng kế toán và quỹ Sacombank CN Quận 4

59

Bảng 4.1 phản ánh tình hình kinh doanh của Sacombank CN Quận 4 trong giai đoạn năm 2015 đến năm 2019, bao gồm các khoản thu nhập, chi phí và lợi nhuận sau thuế của chi nhánh ngân hàng. Nhìn chung, lợi nhuận sau thuế có từng bước cải thiện, đặc biệt là so với năm 2015. Lợi nhuận sau thuế trong giai đoạn 2015 đến 2019 đạt mức trung bình là 51.442 triệu đồng. Mặc dù có sự thay đổi của thuế suất từ năm 2015 là 22% đến năm 2016 thuế suất được nhà nước thay đổi chỉ còn 20%, điều này cũng góp phần thay đổi và thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận sau của Sacombank CN Quận 4 thuế từ năm 2016 trở về sau.

Chỉ tiêu mNă 201 Năm 2016 Năm 2017 Năm2018 Năm 2019 Thu nhập 100 % 100 % 100% 100% 100% Tổng chi phí 73 % 65% 69% 64% 72% Chi phí thuế TNDN________ 6 % 7% 6% 7% 6%

Lợi nhuận sau thuế 21

% 28% 25% 28% 23% Chỉ tiêu m 201 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tổng chi phí 100 % 100 % 100% 100% 100% - Chi phí hoạt động dịch vụ 13.11% 12.12 % 10.59% 9.71% % 7.44 - Chi phí hoạt động khác 3.69 % 4.20% 2.53% 3.50% 3.65 % - Chi phí quản lý chung 83.19% 83.68

% 86.88% 86.79% 88.91%

Nguồn: Phòng kế toán và quỹ Sacombank CN Quận 4

Quán triệt Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển DN đến năm 2020, do đó các ngân hàng thương mại đã công bố áp trần lãi suất cho vay trung dài hạn ở mức 10%/năm, Sacombank CN Q4 cũng không nằm trong ngoại lệ. Tuy nhiên năm 2016 nguồn thu nhập của ngân hàng lại từ các khoản cho vay ngắn hạn có biến động tích cực đặc biệt là tín dụng cá nhân mặc dù vẫn bị điều chỉnh các khoản thu nhập từ các khoản vay trung và dài hạn do chính phủ áp đặt trần lại suất là 10%. Có thể thấy rằng, việc trực tiếp làm tăng nhu cầu tín dụng quốc gia bằng VND được thể hiện rõ trong năm 2016, do tín dụng ngoại tệ bị hạn chế và tiền gửi doanh nghiệp và cá nhân bằng USD đều về 0%. Căn cứ theo bảng

4.2 thể hiện thu nhập của Sacombank CN Q4 có sự thay đổi mạnh là 16.07% so với năm 2015 và đồng thời chi phí trong năm chỉ có tăng nhẹ so với năm trước là

60

2.69% do tác động của thị trường. Nghĩa là, năm 2016 lãi suất tiền gửi VND có xu hướng tăng nhẹ trong nửa cuối năm 2016 do các NHTM đẩy mạnh huy động vốn trung và dài hạn nhằm cân đối nguồn vốn trước các quy định sửa đổi của Thông tư 06/2016/TT-NHNN, mà trong khi đó Sacombank CN 4 chủ yếu với các khoản vay ngắn hạn, nên điều này cũng nhằm điều tiết được chi phí phát sinh tại ngân hàng. Trong khi đó, chi phí phát sinh năm 2019 lại không được kiểm soát tốt nến dẫn đến sự tăng chi phí tăng 22.30% so với năm 2018 ở bảng 4.2. Để phân tích vì sao năm 2019 lại có sự gia tăng đột biến so với năm 2018 thì sẽ được thể hiện rõ qua các bảng 4.3 và bảng 4.4.

Bảng 4.3: Cơ cấu các khoản mục so với thu nhập Sacombank CN Quận 4

ĐVT: %

Nguồn: Phòng kế toán và quỹ Sacombank CN Quận 4

2016 2018 Cho vay KHDN 145,42 8 170,33 0 219,133 258,440 338,240

Nguồn: Phòng kế toán và quỹ Sacombank CN Quận 4

Trong bảng 4.3, tỷ lệ chi phí chiếm từ mức 64% trở lên so với thu nhập của chi nhánh; đặc biệt năm 2019, tỷ lệ chi phí trên thu nhập trên 72%. Mặc dù đã có sự điều tiết qua nhiều về cơ cấu chi phí và có sự kiểm soát tốt chi phí, cụ thể là ở chi phí hoạt động dịch vụ giảm đều qua các năm ở bảng 4.4. Tiêu biểu là năm

61

2015 chi phí phí này chỉ chiếm 13.11% và giảm mạnh năm 2019 chỉ còn 7.44%. Do việc hoàn thiện dự án lớn Internet Banking, tăng cường liên kết với các Tập đoàn/Tổng công ty (điện lực, cấp nước, thuế...), triển khai nhiều chương trình khuyến mãi phù hợp... nhằm thu hút hệ khách hàng đa dạng, gia tăng các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, tiết kiệm chi phí giao dịch tại quầy (dịch vụ Nộp thuế điện tử, dịch vụ chi trả kiều hối XOOM). Ngoài ra, công tác chăm sóc khách hàng được thực hiện thường xuyên theo từng phân khúc, tái kết nối với khách hàng đã ngừng giao dịch, tăng cường bán chéo hiệu quả. Đồng thời, việc tập trung cho chiến lược trung và dài hạn đã góp phần thay đổi chi phí phát sinh

Một phần của tài liệu 2466_012807 (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(149 trang)
w