- Sự thật hay miệng đời khốn nạn dệt thêu [24, tr.171] * Câu ghép có quan hệ đối ứng:
Đặc trưng ngôn ngữ trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng của Chu La
3.2.2. Sử dụng cấu trúc câu dà
Về câu dài, chúng tôi thâu tóm trong hai kiểu câu: câu ghép và câu phức. Trong tác phẩm, hai kiểu câu này tương đối phức tạp.
Trước tiên, chúng tôi xin điểm qua sự xuất hiện của câu ghép. Với 1137 lượt dùng, câu ghép chiếm một số lượng không nhỏ. Đặc biệt, hai kiểu loại câu ghép mà nhà văn chú trọng là câu ghép đẳng lập và câu ghép chính phụ.
Về câu ghép đẳng lập: đây là kiểu loại câu được Chu Lai dành sự ưu ái lớn nhất trong các kiểu loại câu ghép (với 612 lượt dùng, chiếm 53,8 %). Trong hệ thống câu ghép đẳng lập mà chúng tôi khảo sát được, phần lớn thuộc kiểu loại câu ghép có quan hệ liệt kê – nối tiếp. Số còn lại thuộc kiểu quan hệ lựa chọn và quan hệ đối ứng.
Về câu ghép chính phụ: kiểu loại câu này xuất hiện 435 lần, chiếm 38,3 %. Hệ thống câu ghép chính phụ mà chúng tôi khảo sát được thuộc vào ba loại chính: Câu ghép chính phụ chỉ nguyên nhân – kết quả, câu ghép chính phụ chỉ điều kiện / giả thiết – hệ quả, câu ghép chính phụ chỉ sự nhượng bộ - tương phản, số còn lại thuộc kiểu câu ghép chính phụ chỉ mục đích – sự kiện.
Trong hệ thống câu ghép mà chúng tôi khảo sát được, nhiều câu có hiện tượng ghép nhiều bậc. Chẳng hạn như:
- (1) Tóm lại tao thấy nó đứng mùi mẫn với mày ở đây, (2) trong khi tao biết xưa nay nó chưa hề đứng riêng với thằng nào bao giờ, (3) nên tao muốn hỏi mày xài chưa? [24, tr.44]
Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu trên là một câu ghép có cấu tạo hai bậc. + Bậc 1: Vế câu (1) và vế câu (2) làm thành một bên, vế câu (3) làm thành một bên khác. Cả hai vế trên làm nên một câu ghép chính phụ chỉ nguyên nhân – kết quả (Có thể dễ dàng thêm quan hệ từ “vì” chỉ nguyên nhân vào trước từ tao ở mệnh đề (1): Tóm lại vì tao...nên...)
+ Bậc 2: Vế câu (1) và (2) làm thành hai vế của một câu ghép đẳng lập có quan hệ đối ứng (Từ “trong khi” có cùng ý nghĩa như quan hệ từ “mà”)
Ngoài ra, trong hệ thống câu ghép chính phụ mà chúng tôi khảo sát được, nhiều vế câu còn có hơn hai đơn vị vị ngữ, cụ thể như sau:
- Nếu lúc ấy tôi biết rằng tôi sẽ rời bỏ đồng đội, rời bỏ em, rời bỏ những
cánh rừng quen thuộc, rời bỏ tất cả vĩnh viễn để lếch thếch đeo bồng lên rừng già nhận cái chân thu dung, cái chân phế thải, treo giò, ngồi đếm thời gian trôi trên
nương rẫy thì tôi đã nổi cơn điên khùng và khổ đau tuyệt vọng đến thế nào. [24, tr.207]
Về câu ghép chuỗi: Được sử dụng 83 lần (chiếm 7,3 %). Phần lớn các câu ghép chuỗi liên kết với nhau bằng mối quan hệ giải thích. Số còn lại liên kết với nhau bằng mối quan hệ ý nghĩa nhân – quả.
Về câu ghép qua lại: Đây là kiểu câu ghép ít được nhà văn chú trọng, chỉ xuất hiện 7 lần (chiếm 0,6 %). Và các câu ghép qua lại đó thuộc vào kiểu dùng các cặp phụ từ để liên kết các vế câu.
Câu phức là một trong những kiểu câu thuộc câu dài mà chúng tôi đề cập. Với 436 lượt dùng, câu phức chiếm tỉ lệ thấp nhất trong các kiểu câu được Chu Lai sử dụng trong tác phẩm này (chiếm 5,5 %). Trong hệ thống câu phức chúng tôi khảo sát được, phần lớn thuộc kiểu loại câu phức thành phần bổ ngữ (với 320 lượt dùng, chiếm 73,4 %), câu phức thành phần chủ ngữ (56 lượt dùng, chiếm 12,9 %) và câu phức thành phần trạng ngữ (49 lượt dùng, chiếm 11,2 %) có số lần xuất hiện gần như tương đương nhau, câu phức thành phần định ngữ (3 lượt dùng, chiếm 0,7 %) và câu phức bị động (8 lượt dùng, chiếm 1,8 %) là hai kiểu loại câu xuất hiện khá ít. Ngoài ra, chúng tôi không khảo sát thấy câu phức thành phần vị ngữ trong tác phẩm này.
Trong hệ thống câu phức đã khảo sát, chúng tôi nhận thấy nhiều câu phức dạng tổng hợp, chẳng hạn như:
- Một mùi vị con gái ngây ngây, thơm nồng từ chiếc khăn phả lên khiến anh thoắt trở nên lóng ngóng, không rõ mình phải xuống sông hay nên đứng lại nữa. [24, tr.41]
Ở ví dụ trên, có hai cụm C – V, một cụm C – V làm thành phần chủ ngữ: “Một mùi vị con gái// ngây ngây, thơm nồng từ chiếc khăn phả lên”, một cụm C – V làm thành phần bổ ngữ trong câu: “anh// thoắt trở nên lóng ngóng, không rõ mình phải xuống sông hay nên đứng lại nữa”. Hiện tượng này cũng xuất hiện khá nhiều trong tác phẩm.
Câu dài được nhà văn sử dụng trong tác phẩm có tác dụng rất lớn trong việc bộc lộ những dòng cảm xúc dồn nén, ngưng tụ, ví như khi bày tỏ sự nuối tiếc: “Vâng, cả cái giá như ba đêm sau lấy được xác, tôi tĩnh trí vượt qua được cái mặc cảm sợ hãi tồi tệ để nhìn kỹ vào mặt em, vào bàn tay thiếu ngón của em thì giờ đây, tôi đâu có đến nỗi lòng dạ phải nguợc xuôi chia nửa bên mộ em!” [24,
Hay liệt kê sự tiếp nối của các sự kiện: “Cánh rừng năm nào đã không còn bóng dáng một loài cây cũ, mảnh đất năm nào đã phai lợt sắc màu, một lớp người xa lạ ở đâu đến hay vừa mới nhớn nhao lên đã nghiễm nhiên thay thế họ rồi” [24, tr.7]. Và cũng có thể để nhấn mạnh: “Nhìn ông, tôi cũng biết ông là người lương thiện đang có nhiều tâm sự uẩn khúc” [24, tr.233]...Những dòng cảm xúc chất chứa như vậy được nhà văn diễn tả bới hệ thống câu dài để có thể chuyển tải được sức nặng của nó.