Sử dụng cấu trúc câu ngắn

Một phần của tài liệu (Trang 54 - 55)

- Sự thật hay miệng đời khốn nạn dệt thêu [24, tr.171] * Câu ghép có quan hệ đối ứng:

Đặc trưng ngôn ngữ trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng của Chu La

3.2.1. Sử dụng cấu trúc câu ngắn

Câu ngắn trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai thể hiện chủ yếu qua dạng thức câu đơn. Trong đó, câu đơn đặc biệt và câu đơn rút gọn là hai cấu trúc câu ngắn phổ biến nhất.

Xét về câu đơn, với 6289 lượt dùng, chiếm 80 %, Chu Lai đã tạo cho câu văn trong tác phẩm sự gấp gáp, dồn dập vốn là đặc trưng của chiến tranh. Với những câu đơn bình thường, dung lượng câu ngắn và nối tiếp nhau cũng làm tăng mức độ phản ánh, tạo nên giọng văn thúc bách, hối hả, chẳng hạn như: Một mùi khét lẹt xộc lên. Cành lá rụng ào ào. Cây cối ngả nghiêng. Không gian vỡ vụn, nóng cháy. [24, tr.77]

Với kiểu câu đặc biệt, tuy ít được nhà văn sử dụng so với các kiểu loại câu đơn khác, chỉ xuất hiện 627 lượt (chiếm 10 %). Tuy nhiên, giá trị biểu đạt của nó khá lớn. Câu đơn đặc biệt trong tác phẩm này mang lại những tác dụng cụ thể như sau:

+ Mang lại sự thúc bách cho câu văn, diễn tả đúng không khí gấp gáp của trận chiến:

VD: - Bốn trăm linh chín...Bốn trăm mười...Mười một...mười... [24, tr.102]. + Liệt kê hàng loạt những hình ảnh giàu cảm xúc

VD: - Hơi men...Lời hát...Tiếng khóc...Nước mắt...Cặp đùi...Cánh vai chim sẻ...[24, tr.14]

+ Bộc lộ những cung bậc của cảm xúc:

VD: - Ô hô! [24, tr.247], Khoái! [24, tr.241], Trời đất [24, tr.312], Ối giời ơi!

[24, tr.253], Sướng! [24, tr.160],... + Những phát ngôn mang tính suồng sã:

Với câu đặc biệt văn bản, nhà văn thường dùng để nhấn mạnh cảm xúc. VD: - Em ở lại với anh. Suốt đời...Đến chết! [24, tr.144]

- Chưa đâu. Mới có 4 giờ 30. Còn nửa tiếng nữa. Em kể nốt. [24, tr.133] Hoặc nêu sự hiện diện của sự vật dùng làm nền, tạo hoàn cảnh cho các sự vật khác:

VD: - Cảnh chiều. Mặt nước màu chì. Rừng cây hiu hắt. [24, tr.38]

- Tối. Đèn đường, đèn nhà dường như cùng một lúc bật sáng. [24, tr.193] Vốn mang đặc điểm ngắn gọn, hệ thống câu đơn tỉnh lược trong tác phẩm phần nhiều diễn tả những lời hội thoại ngắn gọn, hàm súc đúng chất lính.

- Từ những lời hội thoại ngắn gọn:

VD: - Đầu viên đạn M16 cậu lấy ra từ đùi, gần bùi dái, tớ vẫn còn giữ. Từ đùi? Ừ, đùi. Bìu dái? Ừ, dái. Vẫn còn giữ? Giữ. [24, tr. 107] - Vẫn vững đấy chứ, chú mày? Vẫn! [24, tr.98]

- Đến những câu khẩu lệnh hàm súc: [24, tr.62], Có tôi [24, tr.64], Chôn! [24, tr.78], Rõ chưa? [24, tr.79], Về chỗ! [24, tr. 80], Nằm xuống [24, tr.96],...

- Và cả những lời nói suồng sã, bặm trợn: Cút! [24, tr.37], Khốn nạn! [24, tr.115],

Nhục! [24, tr.130],...

Những câu ngắn trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai đã khái quát được tính cách của nhân vật và lột tả được không gian chiến trận vốn sục sôi, gấp gáp. Đây là kiểu câu được nhà văn sử dụng phổ biến nhất và góp phần tạo nên đặc trưng về câu trong tác phẩm này.

Một phần của tài liệu (Trang 54 - 55)