Giọng điệu giễu nhạ

Một phần của tài liệu (Trang 48 - 49)

- Sự thật hay miệng đời khốn nạn dệt thêu [24, tr.171] * Câu ghép có quan hệ đối ứng:

2.3.3.2. Giọng điệu giễu nhạ

Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy nhà văn sử dụng giọng điệu giễu nhại khá phổ biến, một số trường hợp tiêu biểu như sau:

* Diễn tả tình cảnh khốn khổ của nhân vật Hai Hùng:

VD: - Trời ơi, cái lão già hôi hám cóc cáy có mỗi bộ đồ lính kỷ niệm lấy từ hốc tủ ra mặc mà cũng còn được âu yếm gọi là Anh từ miệng một đứa con gái đẹp như sao sa, một đứa con gái chỉ bằng tuổi con mi ư? [24, tr.11].

- Thế đấy! Gần năm mươi tuổi, không vợ con, không nhà không cửa, tứ cố vô thân lại được một mẹ xề trên ba mươi tuổi kêu bác bác cháu cháu ngon lành. Không sao! Cũng phải thôi, may mà mẹ chưa gọi mình bằng cụ [24, 149].

* Bộc lộ sự chua chát trước những giá trị đang bị thối rữa trong guồng máy của xã hội:

- Về thái độ tiếp khách của nhà giàu:

VD: - Một hơi hướng sang trọng, một thái độ kinh khủng muôn thưở của người ăn kẻ làm sau cánh cổng sắt đồ sộ luôn luôn khép kín? Tất nhiên (...) buộc tôi phải lủi thủi quay ra hẹn lúc khác trở lại mà tịnh không có một lời mời chào nán lại uống ly nước, ly trà hay dùng tạm bữa cơm dưa muối rau cà cái đã. [24, tr.129]. - Về sự coi trọng hình thức:

VD: - Tóm lại cái thằng tôi, sau khi vứt ra có chưa tới năm chục ngàn mà đã thấy nhân cách, nhân quyền lên nhiều đáo để, lên đến nỗi chính tôi cũng cảm thấy tự nể trọng tôi huống chi người khác. [24, tr.190].

- Về lối sống vụ lợi:

VD: - Cuộc chiến giành đất trong những cánh rừng năm xưa giờ đây đang được chuyển hóa khốc liệt thành cuộc chiến đấu giành ghế ngoài đời, các vị ấy còn một góc tĩnh lặng nào đâu để nhớ về dĩ vãng, nhớ về bạn bè một thưở, những người sống và những người đã chết [24, tr.147].

Sử dụng giọng điệu giễu nhại, Chu Lai đã thực sự khơi sâu hơn những nỗi đau, nỗi bất lực của người lính trong thời hậu chiến.

Một phần của tài liệu (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)