Sử dụng thủ pháp đồng hiện trong cấu trúc tác phẩm

Một phần của tài liệu (Trang 67 - 72)

- Sự thật hay miệng đời khốn nạn dệt thêu [24, tr.171] * Câu ghép có quan hệ đối ứng:

Đặc trưng ngôn ngữ trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng của Chu La

3.3.4. Sử dụng thủ pháp đồng hiện trong cấu trúc tác phẩm

Với Ăn mày dĩ vãng, Chu Lai đã dùng sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại để tạo nên cốt truyện của tiểu thuyết. Với cách viết đầy ngẫu hứng, đan xen tài tình giữa hiện tại và quá khứ, giữa hiện thực và lãng mạn, ngợi ca và phê phán, nhà văn đã tạo nên hiệu quả nghệ thuật rất lớn cho tiểu thuyết này.

Hiện tại và quá khứ trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng đan xen theo tỉ lệ 1:1, có nghĩa là một chương viết về hiện tại thì lại đan xen một chương tiếp theo viết về quá khứ, kéo dài cho đến khi mấu chốt câu chuyện được tháo gỡ - lúc Hai Hùng biết đích xác Ba Sương còn sống. Với cách diễn đạt như vậy, Chu Lai đã tạo ra những mảnh ghép tâm trạng, những mảnh cốt truyện không theo trình tự thời gian mà đảo ngược theo ý đồ nghệ thuật của tác giả. Những tình huống, cảnh ngộ, biến cố tưởng như không liên đới được xích lại gần nhau. Tiêu biểu như ở chương mười ba, Hai Hùng và Ba Sương gần gũi nhau trong căn hầm mật, để rồi Hai Hùng phát hiện ra nốt ruồi nhỏ ở khuôn ngực trái trông như “hai con mắt hiền lành, nhỏ xíu của con chim câu” [24, tr.223] của Sương, sang chương mười bốn – chương hiện tại, đó lại là dấu hiệu để Hai Hùng nhận ra Ba Sương một cách rõ ràng nhất. Mặc dù cốt truyện được viết theo kết cấu đảo ngược nhưng các tình tiết lại được sắp xếp một cách tự nhiên, không gượng ép và tạo được sự thu hút cho người đọc.

Hiện tại và quá khứ đan xen kéo theo sự lồng ghép giữa hiện thực và lãng mạn, giữa ngợi ca và phê phán. Nếu như ở hiện tại, ông Hùng đang lếch thếch giữa

hoành” ngang dọc, một Hai Hùng khiến bao người phải nể nang, khâm phục. Trong quá khứ, Ba Sương bẽn lẽn với mối tình chung thủy son sắt, nay ở hiện tại, “Tư Lan” lại đang lẩn tránh người tình mà khi xưa cô ta đã yêu hơn cả bản thân. Mặt khác, cấu trúc đồng hiện này đã giúp cho nhà văn thể hiện đậm nét bi kịch người lính thời hậu chiến: “Vinh quang hôm qua và tủi nhục hôm nay, anh hùng trong quá khứ và phế nhân trong hiện tại, khát khao được tiếp tục cống hiến cho những gì mình hi sinh và cảm giác bị bắn ra bên lề đường vì thiếu phù hợp...Tất cả đã khiến người lính càng bế tắc, cô đơn, lạc lõng hơn khi không thể có chỗ đứng phù hợp trong hiện tại mà quá khứ với những hào quang cứ rực rỡ xa vời như cầu vồng ẩn hiện sau cơn mưa” [16]. Ăn mày dĩ vãng được nhà văn triển khai trong một trục đối lập, một bên là những hi sinh, mất mát trong chiến tranh, một bên là những bất cập của thời bình. Hai mạch tự tình đó cứ luân phiên nhau, tạo thành hai thái cực xúc cảm đối lập. Nhờ thủ pháp này, Chu Lai có thể đi sâu khám phá nhiều ngóc ngách của nội tâm nhân vật, phản ánh chiều sâu hiện thực cuộc sống và số phận con người.

Với sự đan xen giữa hiện tại và quá khứ, Chu Lai đã tạo được hiệu quả nghệ thuật rất lớn trong việc chuyển tải sự đối lập giữa thân phận người lính trong chiến tranh và trong thời bình. Những con người ấy, một thời đã hi sinh, cống hiến nhiều nhất thì nay lại bị chôn vùi bởi những thói đời trái khuấy, bởi những sự thật méo mó đang tràn ngập giữa dòng đời. Tiểu thuyết khép lại bởi một cái kết buồn nhưng xen lẫn vào đó là tia sáng của tình đồng đội – một niềm an ủi lớn lao cho những người lính về một cuộc sống vui vẻ, tốt đẹp hơn.

KẾT LUẬN

Tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai là một trong những thành công lớn của nhà văn trong việc tái hiện những mảng hiện thực trần trụi của cuộc chiến tranh tàn khốc trong quá khứ. Từng dòng kí ức hiển hiện ngồn ngộn và sống động trong từng trang tiểu thuyết. Với Ăn mày dĩ vãng, Chu Lai đã để lại tên tuổi của mình trong dòng chảy của văn học đương đại Việt Nam với một phong cách khá độc đáo. Có thể nói, đặc trưng về ngôn ngữ trong tác phẩm này là cái nhìn bao quát nhất về phong cách của nhà văn Chu Lai.

1. Qua khảo sát, thống kê, phân loại cách sử dụng ngôn ngữ trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

* Về phương diện từ vựng: Với 339 trang tiểu thuyết, Chu Lai đã vận dụng khá nhuần nhuyễn các lớp từ như: Từ hội thoại (575 từ, trong đó thêm yếu tố (269 từ), bớt yếu tố (14 từ), biến âm (16 từ), biến nghĩa (56 từ), không lí do, ngẫu nhiên (221 từ); Từ thông tục( 89 từ); Từ địa phương (185 từ); Từ láy (1020 từ, trong đó có 1013 từ láy đôi, 1 từ láy ba, 6 từ láy tư; Thành ngữ (24 từ).

* Về cú pháp câu: Chu Lai sử dụng hầu hết các kiểu câu, trong đó chú trọng câu đơn và câu ghép. Kết quả cụ thể như sau: Câu đơn (6289 lượt dùng, trong đó câu đơn bình thường (3512 lượt dùng), câu đơn đặc biệt (627 lượt dùng), câu đơn tỉnh lược (2150 lượt dùng); Câu phức (436 lượt dùng, trong đó câu phức thành phần chủ ngữ (56 lượt dùng), câu phức thành phần bổ ngữ (320 lượt dùng), câu phức thành phần định ngữ (3 lượt dùng), câu phức thành phần trạng ngữ (49 lượt dùng), câu phức bị động (8 lượt dùng); Câu ghép (1137 lượt dùng, trong đó có câu ghép đẳng lập (612 lượt dùng), câu ghép chính phụ (435 lượt dùng), câu ghép qua

* Về đặc trưng diễn đạt: Chúng tôi khảo sát thấy nhà văn sử dụng một số phương tiện, biện pháp nghệ thuật tiêu biểu như sau: Sử dụng đan xen giữa từ ngữ bác học và từ ngữ bình dân, liệt kê (83 lần), so sánh ( 222 lần, trong đó kiểu A như B (195 lần, chiếm 87,8 %), kiểu A là B (19 lần, chiếm 8,6 %), kiểu A // B (8 lần, chiếm 3,6 %, không có kiểu so sánh B bao nhiêu A bấy nhiêu); Giọng điệu đa thanh (giọng điệu dung tục, đời thường; giọng điệu giễu nhại; giọng điệu quyết liệt, mạnh mẽ).

2. Dựa vào những kết quả khảo sát được, chúng tôi đưa ra những nhận định khái quát nhất về cách sử dụng ngôn ngữ của Chu Lai trong tác phẩm Ăn mày dĩ vãng. Về đặc trưng về từ vựng, Chu Lai sử dụng từ vựng khá nổi bật trên hai phương diện: Một là sử dụng các lớp từ vựng mang màu sắc khẩu ngữ (bao gồm lớp từ hội thoại, lớp từ địa phương, lớp từ thông tục); hai là sử dụng các lớp từ gợi tả, giàu sắc thái biểu cảm (bao gồm lớp từ láy và thành ngữ). Về đặc trưng cú pháp câu, chúng tôi nhận thấy ba khía cạnh thâu tóm được đặc trưng về cú pháp câu trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai như sau: Sử dụng cấu trúc câu ngắn (câu đơn); Sử dụng cấu trúc câu dài (bao gồm câu phức và câu ghép); Sử dụng đan xen giữa câu ngắn và câu dài. Về đặc trưng diễn đạt, nhà văn Chu Lai nổi bật ở các phương diện sau: Một là sử dụng đan xen từ ngữ bác học và từ ngữ bình dân; hai là sử dụng biện pháp liệt kê, so sánh đặc sắc; ba là triển khai giọng điệu đa thanh trong tác phẩm; bốn là sử dụng thủ pháp đồng hiện trong tổ chức tác phẩm.

3. Qua quá trình nghiên cứu đề tài này, chúng tôi nhận thấy rằng phong cách ngôn ngữ của Chu Lai trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng khá độc đáo. Nhà văn đã để cho những lời ăn, tiếng nói hằng ngày đi vào trang văn một cách tự nhiên, gần gũi, táo bạo nhưng cũng không kém phần hấp dẫn. Mặt khác, cấu trúc câu văn được sử dụng dài ngắn tùy vào từng ngữ cảnh cụ thể đã lột tả được không khí gấp gáp, sục sôi của chiến trận cũng như chuyển tải được dòng xúc cảm trào dâng nghẹn ngào. Bên cạnh đó, sự đan xen của các từ ngữ bác học và từ ngữ bình dân cùng với biện pháp liệt kê, so sánh và sự luân phiên của ba bè giọng điệu đã tạo nên một sự “cộng hưởng” khá hiệu quả. Nhà văn Chu Lai đã thực sự làm tốt “sứ mệnh” của một người cầm bút, của một nhà văn dám phản ánh hiện thực một cách sâu sắc nhất.

4. Qua nghiên cứu đề tài này, chúng tôi có dịp đi sâu tìm hiểu về các phương tiện, biện pháp tu từ tiếng Việt, câu tiếng Việt... Đồng thời, giúp cho người đọc có cách nhìn cụ thể hơn về tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng, về phong cách ngôn ngữ Chu Lai... Đặc biệt, trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã thu thập được những kinh nghiệm quý báu cũng như rèn luyện cho bản thân cách thức tiếp cận một đối tượng khoa học.

5. Trong khuôn khổ một khóa luận tốt nghiệp, đề tài chúng tôi thực hiện chỉ mới tìm hiểu một phần nhỏ trong hệ thống ngôn ngữ tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng

của Chu Lai. Chúng tôi nhận thấy rằng, có những vấn đề trong đề tài này có thể triển khai thành những đề tài nghiên cứu như: “Từ hội thoại trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai”, “Cấu trúc câu trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai”, “Câu nghi vấn trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai”, “Đặc trưng ngôn ngữ hội thoại trong Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai”,...Do sự hạn chế của thời gian và sự hạn hẹp về kiến thức nên khi thực hiện đề tài này chúng tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu (Trang 67 - 72)