- Sự thật hay miệng đời khốn nạn dệt thêu [24, tr.171] * Câu ghép có quan hệ đối ứng:
Đặc trưng ngôn ngữ trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng của Chu La
3.1.2. Sử dụng những lớp từ gợi tả, giàu sắc thái biểu cảm
Bên cạnh những lớp từ mang phong cách khẩu ngữ, Chu Lai cũng sử dụng khá thành công những lớp từ gợi tả, giàu sắc thái biểu cảm, trong đó từ láy và thành ngữ là hai ví dụ điển hình.
Về lớp từ láy, Chu Lai đã sử dụng hầu như dày đặc trong 339 trang tiểu thuyết. Đây là lớp từ xuất hiện nhiều nhất trong tác phẩm này. Với 1020 từ và 2012 lượt dùng tính trung bình gần 6 từ xuất hiện trong một trang tiểu thuyết. Lớp từ này đã tạo được giá trị rất lớn khi sắc thái hóa đặc điểm, tính chất của đối tượng được nói đến, VD: dày dặn, rười rượi, non nớt, bụi bặm,...mô phỏng dáng dấp của con người, sự vật bằng hệ thống từ tượng hình, VD: mênh mông, mịt mờ, ghồ ghề, khật khưỡng,...tái hiện những âm thanh của con người, sự vật bằng hệ thống từ tượng thanh, VD: Ầm ầm ào ào, róc rách, rôm rốp,... Từ láy làm cho câu văn của Chu Lai mềm mại và giàu giá trị tạo hình hơn.
Với thành ngữ, tuy lớp từ này xuất hiện khá ít trong tác phẩm, chỉ có 24 lần trong 339 trang tiểu thuyết, nhưng nó đã tạo được nét dân dã và tính dân tộc đậm đà cho câu văn. Thành ngữ là những đơn vị có sẵn, vừa mang tính hình tượng, vừa giàu giá trị biểu cảm. Nói như Cù Đình Tú trong “Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt thì thành ngữ là “đội quân tinh nhuệ của ngôn ngữ dân tộc” [3, tr.154]. Trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng, hệ thống thành ngữ mà chúng tôi khảo sát được phần lớn đều thuộc thành ngữ khẩu ngữ, chẳng hạn như: Khố rách áo ôm, lên voi xuống chó, đục nước béo cò, cạn tàu ráo máng, chân ướt chân ráo, nồi da nấu thịt...Chu Lai cũng đã sử dụng khéo léo “đội quân tinh nhuệ” này để tạo nên cách nói dân dã, đậm nét chân chất của người lính chiến.
Bên cạnh những lớp từ mang màu sắc khẩu ngữ, từ láy và thành ngữ trong tác phẩm này đã góp phần làm nên những hình ảnh, âm thanh giàu sức gợi, mang đậm cảm xúc cho câu văn.