Mặt nó ngẩng lên, xám ngoét, mắt nhắm, miệng lắp bắp như khẩn

Một phần của tài liệu (Trang 31 - 32)

nguyện, đợi chờ. [24, tr.103] a2) Láy từ

Những từ hội thoại được cấu tạo theo phương thức láy xuất hiện có phần khá “khiêm tốn”. Tuy nhiên, nó đã góp phần đáng kể vào việc tô đậm màu sắc khẩu ngữ trong tác phẩm văn chương. Qua khảo sát, chúng tôi thống kê được 40 từ hội thoại được cấu tạo theo phương thức láy, chẳng hạn như: ăn mày ăn nhặt, xà quầy xà quạng, anh hùng anh hiếc, sám hối sám hiếc, mồ hôi mồ kê, thanh tra thanh triếc, tầm bậy tầm bạ,...

VD: - Hãy đến với cố nhân (nếu đúng là cố nhân) trong dáng bộ đừng quá ăn

mày ăn nhặt kẻo người ta sợ, người ta tránh. [24, tr.50]

- Xà quầy xà quạng một lúc, xe dừng lại trước cửa một nhà hàng nằm sâu

trong vườn dừa nước có vô số kinh rạch cắt tới cắt lui. [24, tr.8]

- Tức là hắn bảo mày anh hùng anh hiếc gì mà trông thảm hại thế? [24, tr.254]

b) Bớt yếu tố:

Trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng, chúng tôi thống kê được 14 từ hội thoại cấu tạo theo kiểu bớt yếu tố (chiếm 2,4 %), tiêu biểu như: tinh, phẫu, kinh, hách,

đảm, nhiêu,... Những từ hội thoại cấu tạo theo kiểu này tương đối ít hơn so với các kiểu còn lại.

VD: - Thực chất nó là một, mà tinh một chút, ông sẽ đoán ra phần chót của câu

chuyện. [24, tr.294]

- Ở nhà còn vườn tược, chuồng heo, hầm cá, bà ấy lại đảm, có thể sống tạm

đủ. [24, tr.56]

- Bọn tao không nỡ nhìn mày chết trên đường cáng đi phẫu. [24, tr.80] c) Biến âm:

Qua khảo sát, chúng tôi thống kê được 16 từ hội thoại được cấu tạo theo phương thức biến âm, chiếm 2,7 %, chẳng hạn như: ẩy (đẩy), oánh (đánh), giời

(trời), ừa (ừ),...

VD: - Ngày xưa oánh nhau vỡ mặt, bây giờ không oánh nữa thì là bạn, bạn

sòng phẳng, đến nhà sẽ được đón tiếp cẩn thận, nhưng dù muốn hay không, mi cũng phải nhớ rằng xưa mi là thằng bại trận. [24, tr.255]

- Thằng phản ngực từ đâu bỗng hiện ra trước mắt tôi, ẩy sấn tôi ra ngoài

mặt đường. [24, tr.30]

- Có gọi ông giời! [24, tr.235] d) Biến nghĩa:

Trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng, chúng tôi thống kê được 56 từ hội thoại được cấu tạo theo kiểu biến nghĩa, chiếm 9,7 %.

VD: - Thì ra một khi đã già, đã đánh tuột hết lượng sinh khí ra phía sau đuôi,

người ta đâm dở chứng ưa than thân trách phận, ưa lụi cụi đục khoét ngược vào

hang hố trong mình.[24, tr.6]

Một phần của tài liệu (Trang 31 - 32)