Sử dụng phép so sánh

Một phần của tài liệu (Trang 46 - 47)

- Sự thật hay miệng đời khốn nạn dệt thêu [24, tr.171] * Câu ghép có quan hệ đối ứng:

2.3.2.2. Sử dụng phép so sánh

So sánh tu từ hay so sánh nghệ thuật là cách công khai đối chiếu các đối tượng khác loại có cùng nét giống nhau nào đó nhằm diễn tả một cách có hình ảnh và biểu cảm đặc điểm của một đối tượng [8, tr.33]. Trong cấu trúc của so sánh tu từ, cái được so sánh A là cái chưa biết, cái đang cần được thể hiện và cái dùng để so sánh B là cái đã biết, cái dùng làm chuẩn.

Qua khảo sát biện pháp so sánh được nhà văn sử dụng trong tác phẩm, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 7

STT Kiểu so sánh Số lần xuât hiện Tỉ lệ (%)

1 A như B 195 87,8

2 B bao nhiêu A bấy nhiêu 0 0

3 A là B 19 8,6

4 A // B 8 3,6

Tổng 222 100

Qua bảng thống kê các kiểu so sánh trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, chúng tôi nhận thấy kiểu so sánh A như B là phổ biến nhất, chiếm phần lớn về số lượt sử dụng. Kiểu A là B và kiểu A//B ít được nhà văn chú trọng. Đặc biệt, chúng tôi không khảo sát thấy kiểu so sánh B bao nhiêu A bấy nhiêu trong tác phẩm này.

* Kiểu so sánh “A như B”

Đây là kiểu so sánh được nhà văn sử dụng nhiều nhất trong các kiểu so sánh tu từ (chiếm 87,8 %) để tạo ra những hình ảnh tượng trưng độc đáo.

VD: - Làm gì mà nhệch mồm ra cười như hoẵng thèm đực thế! [24, tr.60]

- Hỏa châu trôi lờ lững trên trời như những linh hồn cô độc không biết đi đâu về đâu, chỉ thỉnh thoảng run rẩy chớp sáng một mình...[24, tr.69]

- Chao ôi! Em chỉ nhẹ như một chiếc giẻ khoai. [24, tr.102] * Kiểu so sánh “A là B”

Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy kiểu so sánh này ít được nhà văn sử dụng, chỉ xuất hiện 19 lần, chiếm 8,6 %.

VD: - Gạo lúc đó là máu, là danh dự, là sống còn, xà xẻo vào gạo là xúc phạm đến tất cả. [24, tr.124]

- Mà đúng, tướng mày là tướng mới ở trại tâm thần ra. [24, tr.109] * Kiểu so sánh A//B

Đây là kiểu so sánh xuất hiện ít nhất trong các kiểu so sánh mà chúng tôi khảo sát được, chỉ được dùng 8 lần, chiếm 3,6 %.

VD: - Hai thằng hai mảnh gương vỡ phản ảnh nhau, soi thấy lục phủ ngũ tạng, cứt đái trong bụng nhau. [24, 126]

- Tượng bà Tư Lan, bà chủ của những cánh rừng nghèo kiệt. [24, tr.21]

Một phần của tài liệu (Trang 46 - 47)