Những trái pháo cầm anh, những quả bom mồ côi bao giờ cũng đểu cáng

Một phần của tài liệu (Trang 32 - 36)

hơn những trái rơi trực diện. [24, tr. 123]

- Chắc nó muốn xơi gọn anh cả một lần cho gọn. [24, tr.123]

Những từ hội thoại được cấu tạo theo phương thức này đã tạo nên sự độc đáo, mang lại cho tác phẩm những lối nói sinh động, hàm súc.

e) Không lí do, ngẫu nhiên

Từ hội thoại cấu tạo theo kiểu không lí do, ngẫu nhiên cũng chiếm số lượng khá lớn trong tác phẩm này. Chúng tôi thống kê được 221 từ hội thoại được cấu tạo theo phương thức này, chiếm 38,5 %, cụ thể như: phứt, cút, tùm lum, phèng,...

VD: - Cút ngay, không tao xách cổ đến đồn cảnh sát bây giờ. [24, tr.31] - Chả lẽ quên phứt anh em bạn bè rồi ư thủ trưởng. [24, tr.156]

- Thôi, tập trung vô không lại bỏ con bỏ cái tùm lum trong đó ông ơi. [24, tr.63]

Phải nói rằng, khả năng vận dụng vốn từ hội thoại của Chu Lai trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng là một sự thành công đáng nể. Lớp từ này là một công cụ lợi hại để nhà văn có thể miêu tả, tái hiện cuộc sống một cách sống động và chân thực nhất.

2.1.2. Từ thông tục

Trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng, nhà văn Chu Lai đã khá thành công trong việc sử dụng lớp từ thông tục. Lớp từ này đã tạo nên nét nổi bật cho tác phẩm của ông, dù mang tính chất suồng sã nhưng nó vẫn rất hay, rất đắt.

Qua khảo sát 339 trang tiểu thuyết, chúng tôi thống kê được 89 từ thông tục với 200 lượt dùng. Có nhiều từ được sử dụng khá nhiều lần, chẳng hạn như: Kệ mẹ

(6 lần), con mẹ (10 lần), đ.mẹ (10 lần), rửng mỡ (3 lần), đực cái (9 lần), đếch (4 lần), ...

VD: - Đã cái con khẹc nhà nó hay sao mà lắm đã thế? [24, tr.153] - Đ.mẹ bọn tham nhũng rửng mỡ! [24, tr.253]

- Lên mặt à? Con cặc! [24, tr.105]

- Làm đếch gì có em gái, nó chỉ có bà chị gái sứt môi lồi rốn bán thịt chó

sống ở đầu chợ thôi. [24, tr.93]

Các từ thông tục được Chu Lai sử dụng trong tác phẩm có tác dụng khá lớn trong việc cá tính hóa nhân vật, tạo nên nét đặc sắc trong lối kể chuyện vừa rất bạo dạn nhưng lại khá tự nhiên.

2.1.3. Từ địa phương

Qua khảo sát, chúng tôi thống kê được 185 từ địa phương với 589 lượt dùng, trong đó có nhiều từ được lặp lại nhiều lần như: ráo trọi (19 lần), chót cùng (8 lần), dòm (19 lần), vô (10 lần), coi (16 lần), trúng (7 lần), ...

VD: - Dòm tướng mày cô hồn dữ lắm! [24, tr.109]

- Cổ nói bừa: hay là cổ lại bỏ ráo trọi như dạo nào, cùng vô rừng chịu cực

Lớp từ này được Chu Lai sử dụng khá nhiều lần trong tác phẩm song người đọc không mấy khó khăn để hiểu được nó. Bởi lẽ nhà văn đã khéo léo đặt những từ địa phương đó trong từng văn cảnh cụ thể để độc giả dễ dàng nắm bắt được ý nghĩa của chúng. Từ địa phương trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai phần lớn thuộc phương ngữ Nam Bộ (sanh, thiệt,dòm, mắc cỡ...) và phương ngữ Trung Bộ (, ngái, chi, coi...). Có lẽ do tác phẩm này viết về những ngày sống và chiến đấu trên vùng sông Sài Gòn nên cần phải lột tả được màu sắc địa phương thuộc vùng đất ấy. Lớp từ này là một trong những yếu tố tạo nên sự khu biệt trong màu sắc địa phương của từng vùng.

2.1.4. Từ láy

Trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng, nhà văn Chu Lai sử dụng từ láy với mức độ khá dày đặc. Phải nói rằng, đây là lớp từ được nhà văn dành sự ưu ái lớn nhất. Qua quá trình khảo sát, chúng tôi thống kê được 1020 từ láy với 2012 lượt dùng. Trong đó, có 1013 từ láy đôi (chiếm 99,31%), 1 từ láy ba (chiếm 0,1%), 6 từ láy tư (chiếm 0,59%). Trong 1013 từ láy đôi có khá nhiều từ được lặp đi lặp lại, chẳng hạn như: nhọc nhằn (20 lần), nhè nhẹ (7 lần), ngơ ngác (14 lần), nghiệt ngã (8 lần), âm thầm (15 lần), mềm mại (9 lần), dần dần (7 lần), nhỏ nhắn (8 lần),...

Dựa vào tác dụng tu từ, chúng tôi phân chia hệ thống từ láy đã khảo sát trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng thành các kiểu sau:

Bảng 2

STT Tác dụng tu từ Số lượng Tỉ lệ (%)

1 Sắc thái hóa về nghĩa 694 68

2 Tính tượng thanh 79 7,7

3 Tính tượng hình 247 24,3

Tổng 1020 100

a) Sắc thái hóa về nghĩa:

a1) Khái quát hóa về đặc điểm, tính chất của đối tượng:

Trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng, Chu Lai sử dụng 694 từ láy thuộc dạng này, có nhiều từ được sử dụng lặp lại, tiêu biểu như: ngọt ngào (9 lần), chết chóc

(22 lần), méo mó (7 lần), bẽ bàng (7 lần), hôi hám (7 lần), vất vưởng (5 lần), dữ dội (12 lần),...

VD: - Mai mốt tôi đi rồi, cái con số bảy ngậm ngùi này sẽ còn rút xuống bao

nhiêu? [24, tr. 210]

- Những giọt nước mắt cũng rơi ra lặng lẽ, âm thầm. [24, tr.224] - Bắp tay anh bỗng nhói nhức dữ dội. [24, tr.103]

a2) Mức độ của một trạng thái, đặc điểm

Các từ láy thuộc kiểu này tương đối ít hơn, qua quá trình khảo sát, chúng tôi thống kê được 41 từ, chẳng hạn như: mang máng, thoang thoảng, ang ác, từ từ,

tui tủi, đều đều, nhè nhẹ,...

VD: - Em hơi rướn ngực lên một chút rồi thở dài nhè nhẹ. [24, tr.216] - Tiếng trả lời nhỏ nhẻ, thanh thoát, rung nhẹ. [24, tr. 173] b) Tính tượng thanh:

Chu Lai đã mô tả những âm thanh của cuộc sống bằng hệ thống các từ láy mang tính tượng thanh đặc sắc. Qua khảo sát, chúng tôi thống kê được 79 từ láy có tính tượng thanh. Trong đó, có các từ láy mô phỏng âm thanh của con người như: í ới, thì thào, khụ khụ, rôm rốp, khề khề, rau ráu, tồ tồ, chẹp chẹp, the thé, óc ách,. .. Các từ láy mô phỏng âm thanh của sự vật như: lạo xạo, ào ào, xào xạc,...Các từ láy mô phỏng âm thanh của động vật như: vo ve, è è, eo óc,...

VD: - Chết thôi! Tiếng lon kêu kích thích cái bụng đang óc ách của tôi đòi giải

tỏa dữ dội. [24, tr.220]

- Cành lá rụng rào rào. [24, tr.77]

- Ông có thể tưởng tượng được ra cái thân ấy chỉ cần ngày thứ hai thì biến

dạng phồng tấy, ruồi nhặng đêm ngày vo ve như thế nào? [24, tr.310] c) Tính tượng hình:

Tuy không được xuất hiện nhiều nhưng các từ láy có tính tượng hình được nhà văn sử dụng trong tác phẩm mang lại giá trị tạo hình rất lớn. Qua khảo sát, chúng tôi thống kê được 247 từ láy có tính tượng hình mô tả những hình dáng, dáng vẻ của con người, sự vật, cụ thể như sau:

* Các từ láy miêu tả hình dáng, dáng vẻ của con người: xương xẩu, mập mạp, khật khưỡng, lom khom, mảnh khảnh, gầy gò, ngồn ngộn, đỏ đắn, ninh nính, khệnh khạng...

- Nói xong thằng bé khệnh khạng đi vào. [24, tr.116]

* Các từ láy mô tả hình dáng, dáng vẻ của sự vật: lúc lỉu, xập xệ, loằng ngoằng, ... VD: - Người đàn ông này sau một đoạn đời chật vật chắc cũng đang sống trong hoàn cảnh điền viên thơi thoáng mà lợi tức hàng năm bật ra từ điều, từ rặng cà

phê lúc lỉu trái đỏ trái vàng kia. [24, tr.282]

Một phần của tài liệu (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)