Giọng điệu quyết liệt, mạnh mẽ đậm tính cách người lính

Một phần của tài liệu (Trang 49 - 51)

- Sự thật hay miệng đời khốn nạn dệt thêu [24, tr.171] * Câu ghép có quan hệ đối ứng:

2.3.3.3. Giọng điệu quyết liệt, mạnh mẽ đậm tính cách người lính

Đây là chất giọng không thể thiếu đối với nhà văn khi mô tả về cuộc chiến đấu ngoan cường của người lính. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy nhà văn Chu Lai dùng chất giọng này thể hiện nhiều tình huống gay cấn nhất của cuộc chiến. * Thể hiện quyết tâm diệt giặc

VD: - Lần sau nếu bộ đội của tôi ngã xuống, ông ta hay bất cứ ai khác như ông ta bỏ chạy nữa thì tôi sẽ bắn bỏ, kể cả lính của tôi. [24, tr.38]

* Bộc lộ những suy nghĩ thẳng thắn của người lính

VD: - Là người lính, là một đảng viên cộng sản, tôi xin được nói một lần để hy vọng không bao giờ phải nói nữa. (...) Tôi từ chức để xin được xuống làm người lính ở vùng vành đai sát Sài Gòn, nơi mà con người ít khi tồn tại quá ba tháng, nơi không mấy ai dám xuống và các đồng chí bao năm nay vẫn chưa tìm được ai để điều xuống cả. Hết. [24, tr. 205].

* Sự chiến đấu ngoan cường mỗi khi vào trận:

VD: - Đụng địch, cô vác B40 xông lên trước, tiếp cận hàng rào gai, cô lột phăng quần áo chui ào ào, ai rụt rè, ai hèn nhát, cô đá đít, tạt tai, lột súng đuổi về phía sau liền, bất kể là du kích gái hay trai. [24, tr.63]

* Thể hiện rõ quan điểm đối với chủ trương phân biệt Nam – Bắc

VD: - Thời buổi cuộc sống bấp bênh, cuộc đời đen bạc này, thằng nào chủ trương phân biệt, thằng nào thích Nam Bắc phân tranh thì cứ phải đem ra mà bắn bỏ như bắn một tên tội phạm lịch sử, một tên đái vào mồ mả ông bà. [24, tr.266] * Lối nói “thẳng băng” đúng chất lính, ngay cả khi an ủi đồng đội:

VD: - Muốn bắn, tự kiếm súng mà bắn đi. Còn không, cút về võng và ngủ đi một giấc! [24, tr.81]

- Về chỗ! Và xem lại băng đi! [24, tr.80]

Giọng điệu quyết liệt, mạnh mẽ đã chuyển tải được những khí chất hùng dũng của người lính trong chiến tranh. Chính cái giọng “băm bổ” này mà tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng mang đậm nét bi tráng, đúng chất của một tiểu thuyết viết về chiến tranh.

Ngoài ba bè giọng điệu chủ đạo nên trên, chúng tôi khảo sát thấy nhà văn còn sử dụng giọng điệu tranh biện để tạo độ “sâu” hơn cho tác phẩm này.

VD: - Dần dần cái ngây ngất sau mỗi lần đánh thắng, cái đau buồn sau mỗi lần

chiến bại trong anh không còn nữa. Tất cả vón cục lại thành nghĩa vụ, thành bản năng tự vệ và một chút tự trọng đàn ông. Lý tưởng ư? Mục đích ư? Giải phóng miền Nam ư? Vẫn có cả đó nhưng (...) cách cái chết nửa vòng trái đất.[24, tr.123]

- Nhưng nhỡ ở dưới đó, ở đâu đó, nơi âm ty tăm tối hay vùng đất đai xa lạ, những linh hồn kia lại cãi họ mới chính là đại diện cho điều thiện thì sao? [24, tr.131]. Tuy nhiên, giọng điệu này không xuất hiện nhiều và chưa khái quát nên phong cách của Chu Lai trong tác phẩm này.

Tiểu kết:

Về đặc trưng diễn đạt, nhà văn Chu Lai đã vận dụng khá hoàn hảo những phương tiện, biện pháp tu từ nổi bật như đan xen giữa từ ngữ mang màu sắc bác học và từ ngữ bình dân, liệt kê, so sánh và có sự bổ trợ của ba bè giọng điệu chủ đạo trong tác phẩm. Tất cả những phương tiện, biện pháp nghệ thuật đặc sắc đó đã để lại trong lòng độc giả những dư âm về một thời khói lửa chiến chinh với muôn mặt người tốt xấu.

Chương 3

Một phần của tài liệu (Trang 49 - 51)