Chu Lai Con người miệt mài với hành trình tìm về quá khứ

Một phần của tài liệu (Trang 26 - 28)

Đại tá – nhà văn Chu Lai tên khai sinh là Chu Văn Lai, sinh ngày 5/2/1946 tại xã Hưng Đại, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Ông từng là hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam, Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam và Hội điện ảnh Việt Nam.

Chu Lai là con trai của nhà viết kịch nổi tiếng Học Phi. Được thừa hưởng tài năng của người cha cùng với thực tế chinh chiến ác liệt trong chiến tranh mà các sáng tác của Chu Lai luôn có sự “sần sùi”, “góc cạnh” và không bao giờ “nhợt nhạt”. Trong chiến tranh Việt Nam, ông công tác trong đoàn kịch nói Tổng cục chính trị rồi trở thành chiến sĩ đặc công hoạt động trong vùng Sài Gòn. Sau năm 1973, ông về làm trợ lý tuyên huấn Quân khu 7. Đến cuối năm 1974, ông tham dự trại sáng tác văn học Tổng cục chính trị và sau đó học tại trường viết văn Nguyễn Du khóa 1. Sau khi tốt nghiệp, ông biên tập và sáng tác cho Tạp chí văn nghệ

Quân đội. Nhà văn Chu Lai còn viết một số kịch bản sân khấu, kịch bản phim và tham gia đóng phim.

Mấy chục năm cầm súng và cầm bút đã giúp cho Chu Lai có được những tác phẩm thực sự làm rung động lòng người. Những sáng tác của ông không thực sự nhiều về số lượng , chỉ hơn chục cuốn tiểu thuyết và cũng ngần ấy số truyện ngắn, kịch bản sân khấu, kịch bản phim...nhưng nó đã để lại cho văn đàn Việt Nam một dấu ấn đậm nét về mảng đề tài chiến tranh – vùng đất của niềm tự hào và nỗi đau âm ỉ. Với sự nỗ lực không ngừng, Chu Lai đã cống hiến cho nền văn học nước nhà những tác phẩm để đời. Các sáng tác của ông phải kể đến như:

Về tiểu thuyết: Nắng đồng bằng (1978), Đêm tháng hai (1979), Sông xa (1986),

Gió không thổi từ biển (1984), Vòng tròn bội bạc (1987), Bãi bờ hoang lạnh

(1990), Ăn mày dĩ vãng (1991), Phố (1992), Ba lần và một lần (1999), Cuộc đời dài lắm (2004), Chỉ còn một lần (2006).

Về truyện: Vùng đất xa xăm (1981), Người im lặng (1976), Đôi ngả thời gian

(1979), Phố nhà binh (1992)

Về kịch bản sân khấu và kịch bản phim: Hà Nội đêm trở gió, Người Hà Nội (chuyển thể từ tác phẩm Phố), Người mẹ tự cháy, Người đi tìm dĩ vãng, Hà Nội 12 ngày đêm

Thể loại khác: Út ten (1983), Nhà lao cây dừa (1992)

Với những cống hiến có giá trị to lớn như vậy, Chu Lai đã được vinh danh trong nhiều giải thưởng về văn học nghệ thuật, cụ thể như: Giải thưởng Hội đồng Văn học chiến tranh Cách mạng và lực lượng vũ trang (Hội Nhà văn) cho quyển tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng (1993); Giải thưởng Văn học Bộ quốc phòng 1994; Giải thưởng tiểu thuyết Nhà xuất bản Hà Nội với tiểu thuyết Phố (1993); Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật 2007.

Với Chu Lai mà nói, những tác phẩm viết về chiến tranh luôn có sức “công phá” dữ dội vào lòng người. Nhà Văn Chu Lai đã có lần bộc bạch: “Tôi là người của trận mạc, sống trong thời bình nhưng vẫn mang nặng cuộc chiến. Tôi thích cô đơn, muốn tách ra khỏi nhịp điệu xã hội đầy tạp âm. Tôi luôn ủ dột, ủ dột để nuôi nỗi buồn man mác, để có cảm hứng viết. Và tôi vẫn bộ quân phục (thường là xuân hè) sẫm màu, vai đeo túi mìn Clay-mo đựng bản thảo, một địên thọai di động, một

nhà… và tôi viết…”. Chính tính cách ở đời cùng lối tả thực đến rợn người khi viết văn của Chu Lai đã mang lại nét thu hút riêng mà ít ai có thể làm được.

Một phần của tài liệu (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)