Ngồi trong mái nhà lợp lá xập xệ giống cái chuồng trâu nới rộng, tôi đốt

Một phần của tài liệu (Trang 36 - 40)

hết cả một gói thuốc Mai khét mù mới thấy Ba Thành khật khưỡng đi từ ngoài rẫy về. [24, tr.107]

- Như có hai đốm sáng màu xanh lẻ loi, bay loằng ngoằng đi tìm nhau, một

đốm nhỏ hơn, mờ hơn và bay yếu hơn. [24, tr.36]

Với vốn từ láy phong phú, ông đã đem lại sự hấp dẫn và mới mẻ trong cách diễn đạt. Từ láy được Chu Lai sử dụng dày đặc trong tác phẩm có giá trị biểu cảm khá cao, tạo nên những cách biểu đạt giàu hình ảnh hơn.

2.1.5. Thành ngữ

Trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng, Chu Lai còn khéo léo vận dụng thành ngữ trong câu văn, tạo nên tính dân tộc đậm đà. Khảo sát 339 trang tiểu thuyết, chúng tôi thống kê được 24 thành ngữ. Tuy nó xuất hiện với tần số không cao nhưng đã làm nên nét đặc sắc trong nghệ thuật trần thuật của nhà văn.

VD: - Tôi vừa mới chân ướt chân ráo ở ngoài kia vào để thực hiện một hành vi

ngang trái và tội tình: Đi tìm việc làm, đi tìm nơi trú ngụ chót cùng của cuộc đời. [24, tr.5]

- Ông cha ta vẫn gọi là “đục nước béo cò”. [24, tr.316] Tiểu kết:

Về phương diện từ vựng, Chu Lai đã sử dụng thành công các lớp từ như từ hội thoại, từ địa phương, từ thông tục, từ láy và thành ngữ để tạo nên nét độc đáo riêng trong tác phẩm của mình. Trong số các lớp từ đó, từ láy và từ hội thoại chiếm tỉ lệ cao nhất, xuất hiện dày đặc trong suốt 339 trang tiểu thuyết. Ngoài các lớp từ trên, trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai còn xuất hiện một số từ nước ngoài như Stop, Bravô, Uytski, Lốtx-mai-cơơc-kơ,...Tuy nhiên, các từ này chiếm số lượng khá ít và không mang tính khái quát nên phong cách của nhà văn. Do đó, chúng tôi không tiến hành khảo sát cụ thể.

Xét về cú pháp câu, chúng tôi nhận thấy trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng, Chu Lai sử dụng hầu hết các kiểu câu: câu đơn, câu ghép, câu phức. Qua khảo sát, chúng tôi đã thu được kết quả như sau:

Bảng 3

STT Kiểu câu Số lần xuất hiện Tỉ lệ (%)

1 Câu đơn 6289 80

2 Câu phức 436 5,5

3 Câu ghép 1137 14,5

Tổng 7862 100

Từ kết quả trên, chúng tôi tiến hành khảo sát từng kiểu câu cụ thể.

2.2.1. Câu đơn

Đây là kiểu câu được dùng phổ biến nhất trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng. Qua khảo sát, chúng tôi thống kê được 6289 lượt dùng câu đơn. Chúng tôi phân loại hệ thống câu đơn đã khảo sát được thành các kiểu loại sau:

Bảng 4

STT Loại câu Số lần xuất hiện Tỉ lệ (%)

1 Câu đơn bình thường 3512 55,8

2 Câu đơn đặc biệt 627 10

3 Câu đơn tỉnh lược 2150 34,2

Tổng 6289 100

2.2.2.1. Câu đơn bình thường

Câu đơn bình thường là loại câu được Chu Lai sử dụng nhiều nhất trong tác phẩm của mình. Chúng tôi thống kê được 3512 lượt dùng câu đơn bình thường (chiếm 55,8 %). Dựa vào đặc điểm cấu tạo, chúng tôi phân loại hệ thống câu đơn bình thường đã khảo sát được trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng thuộc các kiểu sau: * Câu có chủ ngữ là danh từ, cụm danh từ chẳng hạn như:

VD: - Mảnh trăng hạ tuần ngượng ngùng núp kín vào mây đen. [24, tr.73] - Một mũi giầy thúc nhẹ vào cẳng chân tôi từ phía trước. [24, tr.13]

Câu cấu tạo theo kiểu này chiếm số lượng lớn nhất trong hệ thống câu đơn bình thường mà chúng tôi khảo sát được. Ngoài ra, một số câu đơn bình thường khác còn thuộc các kiểu loại khác như:

* Câu có động từ, cụm động từ làm vị ngữ: VD: - Tôi uống. [24, tr.10]

- Hắn cười the thé. [24, tr. 53] * Câu có vị ngữ là tính từ, cụm tính từ: VD: - Cái ông già này kì cục! [24, tr.24]

- Im lặng rất lâu. [24, tr.177] * Câu có vị ngữ là danh từ, cụm danh từ: VD: - Hắn là ông Hoàng. [24, tr.11]

- Và tôi lại là sếp bự của ông Hoàng. [24, tr.11] * Câu có các từ chỉ quan hệ làm thành tố chính vị ngữ: VD: - Rồi lưỡi...như lưỡi rắn. [24, tr.13]

Trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng, Chu Lai không gói gọn trong cấu trúc ngắn gọn của kiểu loại câu đơn mà tác giả đã tạo ra một tổ chức câu nhiều thành phần phụ:

VD: - Lúc này đây, chỉ cần có em, có tình yêu chân thật và không bao giờ có thể mất đi nữa của em, một mình anh cũng sẵn sàng tiến hành cả một cuộc chiến tranh, sẵn sàng lập ra cả một chủ thuyết chính trị, một tổ chức siêu quần của riêng hai đứa mình để tôn thờ và để chết cho nó. [24, tr.210]

- Buổi sáng hôm đó, với tất cả sức lực của tuổi trẻ, của mười năm dồn nén, của hết thảy những khổ đau, mất mát và dịu ngọt đã trải qua, sắp trải qua hay không bao giờ còn dịp được trải qua nữa, chúng tôi, hai sinh vật của thời loạn đi vào nhau trọn vẹn, đam mê tột cùng và cũng ngậm ngùi tột độ. [24, tr.223]

2.2.2.2. Câu đơn đặc biệt

Qua khảo sát, chúng tôi thống kê được 627 lượt dùng câu đơn đặc biệt (chiếm 10 %). Căn cứ vào bản chất từ loại của từ - thành tố chính, chúng tôi phân chia hệ thống câu đơn đặc biệt đã khảo sát được thành các kiểu sau:

* Câu đơn đặc biệt - danh từ:

VD: - Dĩ vãng…Kỉ niệm… [24, tr.7] - Bàn tay phải! [24, tr.24]

* Câu đặc biệt vị từ: VD: - Cút! [24, tr.37]

- Rẻ thối. [24, tr.15]

* Câu đặc biệt văn bản (câu dưới bậc): VD: - Gió thổi nhẹ. Xôn xao [24, tr.315]

- Khi đêm. Lúc chúng mình chuẩn bị xuất phát. [24, tr.133]

2.2.2.3. Câu đơn tỉnh lược

Qua quá trình khảo sát, chúng tôi thống kê được 2150 lượt dùng câu đơn tỉnh lược, chiếm 34,3 %. Chúng tôi phân loại hệ thống câu đơn tỉnh lược đã thống kê được trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng thành các kiểu như sau:

* Câu đơn tỉnh lược chủ ngữ: VD: - Hết cơn chưa con?

Tạm hết. [24, tr.45] * Câu đơn tỉnh lược vị ngữ: VD: - Ai đó? Ai hỏi chi đó?

Tôi lại dọn một cái giọng trầm ấm đã được tập dượt qua loa, dĩ nhiên cũng bằng chất giọng Nam Bộ rặt:

- Tôi. [24, tr.194]

* Câu tỉnh lược cả chủ ngữ lẫn vị ngữ: VD: - Khốn nạn! [24, tr.249]

- Bà ấy cho gọi tôi ư?Tôi buột mồm hỏi.

Không! [24, tr.55]

2.2.2. Câu phức

So với câu đơn và câu ghép, câu phức là kiểu câu ít được Chu Lai sử dụng trong tác phẩm này. Qua quá trình khảo sát, chúng tôi đã thu được kết quả như sau:

Bảng 5

STT Kiểu loại Số lượng Tỉ lệ (%)

1 Câu phức thành phần chủ ngữ 56 12,9

2 Câu phức thành phần vị ngữ 0 0

4 Câu phức thành phần định ngữ 3 0,7 5 Câu phức thành phần trạng ngữ 49 11,2

6 Câu phức bị động 8 1,8

Tổng 436 100

Dựa vào bảng thống kê nêu trên, chúng tôi nhận thấy câu phức thành phần bổ ngữ là kiểu câu được nhà văn sử dụng nhiều nhất (chiếm 73,4 %). Câu phức thành phần chủ ngữ và câu phức thành phần trạng ngữ xuất hiện khá khiêm tốn. Câu phức thành phần định ngữ và câu phức bị động rất ít được nhà văn sử dụng. Ngoài ra, chúng tôi không khảo sát thấy câu phức thành phần vị ngữ trong tiểu thuyết này.

2.2.2.1 Câu phức thành phần chủ ngữ

Chúng tôi thống kê được 56 lượt dùng câu phức thuộc kiểu loại này, (chiếm 12,2 %).

VD: - Một giọt sáng hay một chút màu hồng tươi /vương dính vào góc

Một phần của tài liệu (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)