Sử dụng lớp từ vựng mang màu sắc khẩu ngữ, biểu hiện sự cá tính hóa mạnh mẽ

Một phần của tài liệu (Trang 51 - 53)

- Sự thật hay miệng đời khốn nạn dệt thêu [24, tr.171] * Câu ghép có quan hệ đối ứng:

Đặc trưng ngôn ngữ trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng của Chu La

3.1.1. Sử dụng lớp từ vựng mang màu sắc khẩu ngữ, biểu hiện sự cá tính hóa mạnh mẽ

cảm.

3.1.1. Sử dụng lớp từ vựng mang màu sắc khẩu ngữ, biểu hiện sự cá tính hóa mạnh mẽ mạnh mẽ

Phải thừa nhận rằng, trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng, Chu Lai đã khai thác tận cùng những nét chân thực của cuộc sống. Sự xuất hiện dày đặc của lớp từ địa phương, lớp từ hội thoại và lớp từ thông tục trong tác phẩm là một minh chứng cụ thể cho điều đó.

Đầu tiên, chúng tôi xin điểm qua sự xuất hiện của lớp từ hội thoại. Lớp từ này là một công cụ không thể thiếu đối với nhà văn khi muốn tái hiện cuộc sống một cách chân thực và sống động nhất. Mỗi nhà văn, dù chỉ cần nhắc đến một vài từ hội thoại trong tác phẩm thì cũng đủ khắc họa được phần nào tính cách của nhân vật. Trong khi đó, với tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng, từ hội thoại được sử dụng gần như tràn ngập, với 1200 lượt dùng trên 339 trang tiểu thuyết, nếu tính bình quân thì mỗi trang xuất hiện từ 3 – 4 từ. Điều đó cũng đồng nghĩa là Chu Lai sử dụng lớp từ hội thoại đạt đến mức nhuần nhuyễn và thông thạo. Tuy nhiên, dù lớp từ này xuất hiện khá nhiều nhưng đặc biệt ở chỗ, nó không làm cho người đọc cảm thấy nhàm chán. Mà ngược lại, nó tạo cho độc giả sự hứng khởi bởi cách kể

Lớp từ thứ hai cũng được Chu Lai sử dụng khá nhiều trong tác phẩm Ăn mày dĩ vãng đó chính là lớp từ địa phương. Đối với phong cách ngôn ngữ văn chương, một số từ địa phương được nhà văn đưa vào tác phẩm để tạo được màu sắc địa phương cho cảnh vật cũng như nhân vật được miêu tả. Trong tiểu thuyết này, Chu Lai cũng đã khéo léo sử dụng từ địa phương để nhấn mạnh vào tính chất riêng biệt về một vùng đất, cụ thể là vùng giáp ranh bên sông Sài Gòn. Với 185 từ và 589 lượt sử dụng từ địa phương, Chu Lai đã thực sự mang được hơi hướng của phương ngữ Nam Bộ vào trong tác phẩm của mình.

Lớp từ thứ ba và cũng là lớp từ đánh dấu sự táo bạo của Chu Lai trong tác phẩm này phải kể đến đó là lớp từ thông tục. Phải nói rằng, sự góp mặt của lớp từ vốn mang tính chất suồng sã này đã làm cho tiểu thuyết của Chu Lai mang màu sắc mới, sống động hơn và cũng “đời thường” hơn. Với 200 lượt sử dụng, từ thông tục tạo cho độc giả cảm thấy thực sự ngỡ ngàng, từ ngỡ ngàng rồi thành yêu thích. Diễn tả lối nói của người lính bằng hàng loạt những từ thông tục, đó là một sự lựa chọn xác đáng của Chu Lai. Bởi lẽ, nếu như thiếu đi lớp từ này thì có lẽ mức độ phản ánh của tác phẩm sẽ mất đi hoặc ít nhiều cũng bị hạn chế.

Những lớp từ mang màu sắc khẩu ngữ trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng có tác dụng rất lớn trong việc cá tính hóa nhân vật. Tính cách nào thì lời lẽ ấy. Chẳng hạn khi nhà văn khắc họa tính cách hung tàn của tên Địch: “Muốn ăn mày ăn nhặt thì quỳ xuống, thì mở miệng ra mà xin may ra người ta còn thương hại. Đằng này lại muốn ăn mày theo kiểu trí thức, kiểu tống tiền, kiểu tình thương yêu nọ kia à? Thế thì cút! Cút ngay, không tao xách cổ đến đồn cảnh sát bây giờ. Cút! [24, tr.31]. Rõ ràng đây là chất giọng hách dịch của một kẻ không coi ai ra gì. Đến nhân vật Tám Tính, một tay súng thiện chiến nhưng cũng là một tay vồ gái có hạng, giọng điệu chả chớt của nhân vật này cũng bộc lộ được phần nào tật xấu đã ăn sau vào máu của y: “ Mẹ! Dòm cái miệng nó cười sướng chưa? Răng như răng trâu, dám nhai cả thịt lẫn xương con nhỏ lắm...” [24, tr.46]. Với Ba Thành, một bác sĩ tận tâm, ở bẩn, nổi tiếng tốt bụng nhưng cũng nói tục như ranh: “Bù, bù cái con khẹc! Ngày ấy còn lí tưởng, còn khát khao, nó xua đi cái ham hố vặt vãnh. Bây giờ còn cái chó gì nữa mà phải giữ mình” [24, tr.115]. Cá tính của hầu hết các nhân vật trong tác phẩm được phát họa bởi hàng loạt các lớp từ mang màu sắc khẩu ngữ. Đây là một cách để lại dấu ấn mạnh mẽ trong lòng người đọc. Bên cạnh

đó, chính thói quen sử dụng từ ngữ mang màu sắc khẩu ngữ đã giúp cho ngôn ngữ của Chu Lai gần gũi với ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày, hình thành văn phong trong sáng, giản dị, không cầu kì nhưng vẫn tạo được hiệu quả rất cao.

Có thể nói sự góp mặt của các lớp từ mang màu sắc khẩu ngữ đã tạo nên sự thành công của tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng. Cù Đình Tú trong “Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt” đã khẳng định rằng: “Những nhà văn có tài phải là những nhà văn vừa biết sử dụng vừa biết sáng tạo từ khẩu ngữ theo những cách của nó”.[3, tr 139]. Và Chu Lai là một trong những nhà văn có tài như vậy.

Một phần của tài liệu (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)