Không gian mang tính dự cảm

Một phần của tài liệu Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Người sông Mê của Châu Diên. (Trang 38 - 41)

5. Bố cục khóa luận

2.2.1.Không gian mang tính dự cảm

Bước vào khúc đầu của tiểu thuyết Người sông Mê ta thấy xuất hiện không gian trường học, không gian cơm sư mà ở đó chỉ có cái đói, con người lúc nào cũng đói mà nếu không có ăn qua ngày thì rồi họ cũng sẽ chết, không

chết trước thì cũng chết sau. Khánh là nhân vật gắn liền với cái đói, một sinh viên “lúc nào cũng đói, suốt ngày đói, đói khi ngồi học, đói cả khi ra khỏi lớp, đói và thèm khát, đói và nhịn, và lại đói lại thèm khát lại nhịn” [10, tr.11]. Nhìn cái cách Khánh xuất hiện trong tác phẩm, dù chưa có mặt, chưa có tên, chưa có tuổi, chưa sống, chưa chết, chưa có quá khứ và chưa có tương lai, chưa có gì hết, nhưng chắc chắn là con người đó có cái đói”[10, tr.11], người đọc có thể hình dung ra bức tranh cuộc sống của chàng sinh viên nghèo. Cái đói đã trở thành “địa ngục trần gian” của sinh viên. Địa ngục đó tuy “không có hỏa thiêu, không có kìm kẹp cũng chẳng có quỷ ma nào doạ nạt cả, chỉ có mỗi hình phạt là đói” nhưng lúc nào cũng ám ảnh họ. Trước cái “địa ngục trần gian” ấy, để sống sót, để chống chọi với cái đói, sống nốt vài ngày cuối tháng trước khi có viện trợ không hoàn lại từ gia đình, đám sinh viên hoặc là nhịn đói ngồi đọc sách trong thư viện thay cơm, hoặc là đi ăn muộn hơn thường lệ chỉ để được ăn nhiều cơm với nước mắm miễn phí. Không gian Khánh học tập hiện ra thật đáng sợ, cái đói có thể làm cho con người ta mất hết nhân cách, nó còn đọa đày hơn cái chết: “ Mặc dù còn nhõn một nghìn đồng. Một nghìn thì ăn được gì sau năm tiết học suốt buổi sáng lải nhải những tâm lý người khác hẳn tâm lý động vật…Mình đang đói. Khi đói người ta có cái tâm lí gì cơ chứ?” [10, tr.17]. Trong lúc trò chuyện cùng Hoa, Khánh giới thiệu với Hoa: “Từ hôm nay gọi mình là Khánh đi. Tên cúng cơm đấy. Có chuyện gì cứ réo tên đó lên mà khấn, Khánh sẽ về ngay” [10, tr.22]. Đây dường như là điềm báo trước cho cái chết của Khánh và chuyện gì đến đã đến, sau buổi cơm trưa Khánh đã chết vì một tai nạn bất ngờ, thật tội nghiệp cho cái con người “chẳng biết chết no hay chết đói”.

Như vậy trong cái không gian trường học, tại quán cơm sư, không gian cuộc nói chuyện của Khánh và Hoa đã chứa đựng tính dự báo, dự báo về cái chết của Khánh, của con người không có gì cả mà chỉ có cái đói. Tạo ra

không gian này Châu Diên như muốn báo trước cho bạn đọc về cái chết của Khánh là tất yếu, tạo nên sự hoang mang, sợ hãi cho bạn đọc trước hiện thực nghiệt ngã của cuộc sống. Khánh không tránh khỏi số mệnh là cái chết, nhưng may mắn hơn nhân vật bà lão trong Một bữa no của Nam Cao, phải đối diện với cái chết nhục nhã, mất danh dự, Khánh không chết vì đói hay vì no mà Khánh chết là vì tai nạn. Không gian dự cảm mang đến một cái gì đó rất kì bí nhưng cũng rất đáng sợ. Châu Diên tạo dựng kiểu không gian này để đánh động nhận thức, đánh động tâm lí của bạn đọc, soi chiếu cho bạn đọc về cuộc sống bi hài của con người trong xã hội bấy giờ.

Trong tiểu thuyết, không gian dự cảm còn hiện lên qua nỗi ám ảnh về cái chết trong giấc mơ của Khánh: “giữa đêm mình thức giấc bỗng mình biết rõ chắc chắn chẳng còn nghi ngờ gì nữa là em gái đã chết. Ôi, tội thân em gái một cái mặt tròn hai cái gót son em đi đâu. Sụt sùi rồi nức nở” [10, tr.29].

Thực ra em gái Khánh có bao giờ chết đâu. Bóng tối hắc ám bao trùm lấy nhân vật, đặc tả một không gian tù đọng, chập chờn hư - ảo, mộng mị. Ám ảnh về cái chết gợi lên một không gian hiện thực nhuốm màu u tối, ghê sợ. Trước khi Hoa chết, cô cũng có những dự cảm không lành thể hiện ở cuộc trò chuyện với Khoa: “Năm nay sinh nhật em anh sẽ mua đồng hồ cho em. – Sáu tháng nữa, chắc gì em đã sống đến được ngày đó?” [10, tr.222]. Hay như trong giấc mơ của Hoa, Hoa cảm giác như có người cầm dao đến giết mình. Hoa sợ, tưởng tượng “như thể đang bị một trận nước lụt cuốn đi. Hoa ríu ríu chân bỏ chạy nhưng có cái gì đó kéo lại, muốn đứng dậy không đứng nổi, muốn dùng hai cánh tay quăng ra đánh lại cái gì đó mình cần đánh nhưng không đánh nổi…” [10, tr.203]. Không gian ngưng đọng, khiến cho nhân vật quay cuồng trong cõi vô thức.

Có thể nói, xây dựng không gian mang tính dự báo đầy rẫy sự chết choc với sắc màu tối đen u ám nhuốm lên tất cả cả các nhân vật, Châu Diên –

xuyên qua lớp phông màn không gian kì ảo đó - như đang muốn đem đến cho người đọc cái nhìn sâu hơn về con người, về kiếp người.

Một phần của tài liệu Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Người sông Mê của Châu Diên. (Trang 38 - 41)