Câu nghi vấn và dấu chấm lửng tạo sự mơ hồ

Một phần của tài liệu Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Người sông Mê của Châu Diên. (Trang 64 - 65)

5. Bố cục khóa luận

3.2.2.Câu nghi vấn và dấu chấm lửng tạo sự mơ hồ

Từ đầu đến cuối tiểu thuyết đó là Châu Diên đã sử dụng đậm đặc câu nghi vấn và dấu chấm lửng để tạo ra màu sắc mơ hồ, hư hư thực thực cho rất nhiều sự kiện, câu chuyện diễn biến trong thế giới mê – tỉnh – tỉnh – mê. Tần số xuất hiện của câu nghi vấn rất cao, với khoảng 400 câu nghi vấn, đặc biệt là những câu nghi vấn không có câu hồi đáp. Đó là những câu hỏi nhân vật tự đưa ra, rồi tự trả lời hoặc không nhận được trả lời. Những câu hỏi mơ hồ, vô định: “… Mình đã chết hay nàng đã chết? Mình chết thực chưa hay còn ngắc ngoải? Hoặc giả nàng chết thật rồi mà mình vẫn còn sống thì sao?” [10, tr.32]. Hoặc: “Ô hay chăng mình đã bị lú? Mình vừa nói gì với ai vậy nhỉ? Vậy là ai đã chết thể hử? Mình chết hay nàng đã chết? Nếu nàng chết thì lúc này mình phải làm một cái gì chứ nhỉ? Làm gì bây giờ?” [10, tr.37]. Để diễn tả được thế giới vô thức Khánh đang sống, Châu Diên sử dụng một loạt các câu hỏi nghi vấn không lời hồi đáp nó như là những lời đọc thoại nội tâm Khánh tự

nói với bản thân mình. Còn Hoa cô cũng sống trong thế giới vô thức khi suốt ngày chỉ nghĩ đến Khánh và thốt ra những câu hỏi vô định, “Đã ăn hết cơm chưa không biết?...Tội thân quá đi!...Mà vừa mới nằm đây, bây giờ đã biến đi đâu rồi?” [10, tr.216]. Hay những lời trò chuyện với hồn ma của Khánh: “ Sao kia Khánh? Sao, em Tiêu gặp tai họa gì sao? Thực hư ra sao Khánh biết đến đâu Khánh nói cho Hoa biết hết đi, em van Khánh đấy” [10, tr.228].

Ngoài ra, dấu chấm lửng cũng xuất hiện với con số lượng khoảng hơn 500 lần. Đây có lẻ là dụng ý của Châu Diên, bởi nhân vật trong người sông Mê đều là những hồn ma nên phát ngôn cần phải có chút gì ma quái, lưỡng lự: “Cháu còn uống hết nước sông Mê nữa… Để cho không ai phải uống nữa… Cháu uống hộ tất cả mọi người… Bắt uống đi nào… Xem sao nào…” [10, tr.31]. họ sống trong một thế giới không ý thức được nên những phát ngôn của họ vô thức và chứa đựng sự hồ nghi,“ Nhưng mà em nhớ ra rồi… Khi bố chết… Lúc đó em đã chết rồi nhé, em chết trước bố đấy anh ạ” [10, tr.116] . Hay: “Anh đừng bay đi anh đừng bỏ em đây một mình…” [10, tr.117]. Để diễn tả những suy nghĩ, những hành đông của những con người sống ở cõi phi thực, Châu diên đã vận dụng một khối lượng lớn dấu chấm lửng tạo nên tính lấp lửng cho từng phát ngôn và câu chuyện của nhân vật. Hòa chung với nhiều yếu tố trong tiểu thuyết, dấu chấm lửng góp một phần nhỏ tạo nên tính kì ảo cho Người sông Mê.

Với cách sử dụng dày đặc cả câu nghi vấn và dấu chấm lửng như vậy, nhà văn muốn đưa bạn đọc lạc vào một mê cung thực sự của những linh hồn. Ở thế giới đó họ vẫn có những khát khao, trăn trở nhưng họ lại mất ý thức, họ vùng vẫy trong thế giới đó để biểu hiện chính bản thân mình.

Một phần của tài liệu Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Người sông Mê của Châu Diên. (Trang 64 - 65)