Kết cấu mang màu sắc kinh thánh

Một phần của tài liệu Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Người sông Mê của Châu Diên. (Trang 61 - 62)

5. Bố cục khóa luận

3.1.3.Kết cấu mang màu sắc kinh thánh

Trong tiểu thuyết Người sông Mê, chất liệu kinh thánh được sử dụng khá nhiều. Châu Diên đã không ngấn ngại tạo nên một khung truyện mang sắc thái kinh thánh rõ nét, sự thâm u huyền bí của màu sắc tôn giáo tâm linh được tạo ra bởi 2 phần khải bút, huyền bút. Giữa hai phần đó là khúc ca về cuộc sống đã bị mờ nhòe, ảo hóa.

Thâm nhập vào tiểu thuyết Người sông Mê, ta thấy nhuốm lên kết cấu tác phẩm là màu sắc của kinh thánh. Ngay từ đoạn mở đầu đã gây cảm giác là lạ đọc thấy là lạ với cách đặt mục, khúc dạo (khải bút) và khúc kết (huyền bút) rất giống với kết cấu mở đầu – kết thúc trong Kinh thánh gồm hai phần là “Sáng thế” (nguồn gốc thế giới) và “Khải thị” (sự tiết lộ một điều huyền bí đã được giấu kín).

Ngoài ra, Châu Diên còn mượn môtip bảy ngày sinh ra trời đất, vũ trụ trong Kinh thánh: “Ngày thứ nhất - ánh sánh, Ngày thứ hai - bầu trời, Ngày thứ ba - đất khô và thảo mộc, Ngày thứ tư – mặt trời, mặt trăng và sao, Ngày thứ năm - Chim và cá, Ngày thứ sáu – các loài thú trên đất và loài người, Ngày thứ bảy - nghỉ ngơi…” [10, tr.1-2], để mở ra những câu chuyện về con người và cuộc sống đầy kì bí và bất ngờ thu hút bạn đọc qua từng trang tiểu thuyết. Mở đầu tiểu thuyết là những dòng chữ in nghiêng “Trời và Đất cho sinh một Ngày đầu tiên, trong ngày đó có câu chuyện liên quan đến cô gái tên

là Hoa. Và Hoa xuất hiện” [10, tr.5]. Và câu chuyện cứ thế được dẫn theo từng dòng in nghiêng mà nối dài, nối dài, “Thế rồi tiếp theo một Ngày đầu tiên thì đã có một buổi tối, nói cho đúng ra là một thời khắc tranh tối tranh sáng. Và thời khắc tranh tối tranh sáng xuất hiện” [10, tr.6]. “Tiếp theo một Ngày và một Thời khắc tranh tối tranh sáng thì cũng sinh ra một Đêm. Và thế rồi Đêm buông xuống” [10, tr.8]. “Chỉ có ba Thời khắc không đủ những bảy Ngày nên không có ngày nghỉ và cũng không có thời khắc cho sự nghỉ ngơi. Không như chỗ khác, đây chỉ có ba Người, không xôn xao ồn ào như chỗ khác, chỉ mới có ba người và ba thời khắc…” [10, tr.9]. Đến đoạn in nghiêng cuối cùng là lúc cuốn sách Người sông Mê ra đời: “giữa bụi và khói, và đêm và ngày, và tranh tối tranh sáng, và yêu và thương, ra đời giữa tỉnh và mơ. Và cuốn sách được sinh ra” [10, tr.10].

Cái kết của tác phẩm gây cảm giác bất ngờ và không ăn nhập gì với câu chuyện. Dường như trước sự đan cài, lắp ghép những mạnh vụn của cuộc sống, cần có một cái gì nối kết nó lại; thế là tạo ra Châu diên đã tạo dựng thêm nhân vật ông Mãnh là một người cha đạo có khả năng biết tuốt mọi chuyện. Việc sử dụng cốt truyện nhại hình thức Kinh thánh làm cho tác phẩm thêm huyền ảo và kì bí, kích thích sự tò mò, khơi gợi hứng thú khám phá của bạn đọc.

Một phần của tài liệu Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Người sông Mê của Châu Diên. (Trang 61 - 62)