Giọng thản nhiên

Một phần của tài liệu Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Người sông Mê của Châu Diên. (Trang 71 - 78)

5. Bố cục khóa luận

3.3.3.Giọng thản nhiên

Ngoài giọng lấp lửng và giọng huyễn hoặc thì giọng điệu thản nhiên cũng là một yếu tố tạo nên bầu không khí kì ảo trong tiểu thuyết Người sông .

Chất giọng thản nhiên được thể hiện qua các nhân vật trong câu chuyện. Nhân vật Khánh vốn đã chết nhưng lại biết được mọi người xung quanh đang bàn tàn về mình và anh có những cảm nhận rất thản nhiên như một người còn sống: “ Khổ thân anh ta chẳng biết có sao không?... Người vậy mà chết trẻ thế!... Đâu? Thằng này học bên sư phạm, cháu biết... Rõ khổ chẳng biết chết no hay chết đói?...” [tr.26]. Đã chết và biến thành hồn ma nhưng khi anh kể về quá khứ, về tuổi thơ, về người bà, giống như Khánh đang trò chuyện với người bà thật vậy: “- Cháu mà xuống âm ty cháu không lội xuống sông Mê... cháu nhảy qua... cháu cũng không ăn cháo Lú... xem sao nào...” [31]. Câu chuyện cứ thản nhiên tiếp nối như thể ta đang nghe một người còn sống kể chuyện về quá khứ đã qua của mình: “gì nhỉ, à mà hồi nhỏ của một kiếp nào đó, một kiếp trước hoặc một kiếp đã xa lắm rồi…” [10, tr.28]. Dù đã chết nhưng Khánh vẫn luôn muốn được ở cạnh Hoa vì thế anh đến phòng thí nghiệm và có những suy nghĩ như người đang sống vậy : “Tôi chỉ kịp len vào thật nhanh qua cái cánh mở ra rồi đóng sập lại luôn. Tôi lại phải lượn phía bên trên gian phòng. Trong phòng này bay cao bên trên cũng không bị sặc mùi thuốc sát trùng bốc lên như bên phòng thí nghiệm” [8, tr.67].

Ở phần gốc đôi hai gốc trong khi Hoa kể chuyện về gia đình mình thì có những đoạn xen đối đáp giữa linh hồn Khánh và Hoa diễn ra một cách tự nhiên như hai người bình thường đang tâm sự: “- Em cứ kể từ từ... em mệt chưa?... Khánh vẫn nghe đây... – Em lại hỏi thật anh nữa nhé, thế anh bắt đầu yêu từ khi nào?... Thế anh có tình sét đánh không hử? – Đừng cật vấn anh thế. Em bảo em kể chuyện thì kể đi chứ cứ hỏi anh mãi anh ngượng muốn chết. – Nào, em kể nốt cho anh nghe đây...” [tr.100]. Cuối tiểu thuyết là cuộc trò chuyện vô cùng kì lạ được Châu Diên gọi là huyền bút, ba hồn ma, Khánh, Hoa và ông Mãnh trò chuyện với nhau trong ngôi nhà thờ một cách rất thật và

tự nhiên như những người bình thường đi rửa tội: “- Chúng con muốn xưng tội. – Các con làm gì có tội? Trẻ lắm. – Nhưng thưa cha, chúng con đã đến tận sông Mê rồi, làm sao còn vui sống nổi? – Cố đừng để bị rơi vào quên lãng. Đơn giản vậy thôi” [tr.276]. Tất cả những câu chuyện về các nhân vật đó được người kể chuyện dấu mặt kể lướt qua thản nhiên giữa những ranh giới của cõi thực và phi thực. Tác giả kể những câu chuyện khó tin với thái độ điềm nhiên như không. Sự việc thì phi thường, nhưng lời kể chuyện rất bình thường. Đây là điều kiện tuyệt hảo để cái huyền ảo xuất hiện. Như vậy Châu Diên đã làm cho câu chuyện trở nên thực hư lẫn lộn nhưng cách kể lại rất tự nhiên và trôi chảy.

Với lối trần thuật đầy mới lạ trong Người sông Mê, nhà văn Châu Diên đã chứng tỏ được sức viết của một cây bút dồi dào năng lượng. Nhà văn không chỉ xây dựng cả một hệ thống hình tượng nghệ thuật kì ảo mà còn đem đến cho người đọc những thể nghiệm mới mẻ bằng kĩ thuật viết độc đáo.

Người sông Mê có một sức hút mạnh mẽ bởi tính chất kì ảo được thể hiện qua kết cấu trần thuật, ngôn ngữ và giọng điệu, cuốn hút người đọc bước vào cuộc chơi đùa thú vị trong mê lộ ngôn từ.

KẾT LUẬN

Tiểu thuyết Việt Nam từ những năm đầu thời kỳ đổi mới đến nay đã chứng kiến sự bùng nổ của thủ pháp lạ hóa bằng yếu tố kì ảo. Ngày càng nhiều nhà văn đã lựa chọn sử dụng yếu tố kì ảo như một phương thức khám phá chiều sâu hiện thực, lí giải bí ẩn của đời sống và thế giới tâm hồn con người. Châu Diên với tiểu thuyết Người sông Mê có thể nói đã chạm chân đến địa hạt mênh mông của loại văn xuôi kì ảo.

Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Người sông Mê của Châu Diên thể hiện tập trung ở các yếu tố không gian, thời gian, nhân vật, kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu. Không gian mang tính dự cảm, không gian tâm linh, không gian tâm tưởng đan cài, hòa quyện vào nhau đã tạo ra bầu khí quyển kì ảo cho

Người sông Mê. Dòng thời gian đan xen giữa quá khứ và hiện tại, với các chiều thời gian đồng hiện chồng chéo lên nhau cùng những khoảng thời gian vô thức nơi mọi ý thức về thời gian “mờ nhòe” đã góp phần tạo nên những khoảng trắng trong tâm thức con người. Trong bối cảnh không gian kì ảo đó, những thế giới nhân vật phi thực không ngừng xuất hiện như: nhân vật ma, nhân vật chuyển kiếp, nhân vật mang màu sắc tôn giáo, trình diễn trước mắt người đọc một thế giới của những con người cô đơn, những con người chứa đầy bí ẩn cần khám phá.

Yếu tố kì ảo trong Người sông Mê còn hiển hiện trên bề mặt văn bản ở kết cấu lắp ghép và kết cấu khung, ở cách sử dụng ngôn ngữ độc đáo để làm “ mờ hóa” nhân vật, ở những kiểu giọng thản nhiên, lấp lửng hay huyễn hoặc của cả nhân vật và người kể chuyện. Yếu tố kì ảo trở thành một hình thái thẩm mỹ đặc biệt, xuất hiện như một kỹ thuật tự sự hấp dẫn đem đến cho người đọc nhiều bất ngờ thú vị.

Châu Diên đã mượn yếu tố kì ảo để nói về bao điều trăn trở của con người trước cuộc sống. Khát khao được là chính mình giữa cõi đời này quả

là ước vọng lớn lao đối với nhưng ai mang đúng nghĩa hai chữ “ Con Người”. Xuất phát từ cảm quan nhạy bén với mặt trái của hiện thực, từ trái tim nhân hậu và đa cảm, nhà văn luôn thấp thỏm, lo âu cho Số Mệnh của con người. Đằng sau những yếu tố kì ảo, những hình nhân ma đó là tiếng nói nhân văn đầy trách nhiệm với cộng đồng của nhà văn.

Khóa luận của chúng tôi, khi nghiên cứu về yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Người sông Mê của Châu Diên, mong muốn góp tiếng nói khẳng định vai trò của yếu tố kì ảo trong nền văn xuôi Việt Nam đương đại, đồng thời thể nghiệm cách thức tiếp cận bộ phận văn xuôi vốn không dễ dàng tiếp cận này. Quả thực như Phan Thị Hoài nhận định, tiểu thuyết Người sông Mê: “ Nghiêm túc và có sức nặng đáng kể! Phải thú nhận là đọc không dễ. Cái khung lớn và những ẩn dụ của nó không lập tức khiến người đọc có thể hiểu ngay. Nhưng nếu người đọc nào đã vào rồi thì sẽ không bỏ ra”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Nguyễn Thị Ngọc Anh (2008), Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, Luận văn thạc sỹ Ngữ Văn – Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên.

2.Lại Nguyên Ân (2003), Văn học hậu hiện đại thế giới, Nxb Hội nhà văn. 3. Lê Huy Bắc (2006), Cái kì ảo và văn học huyền ảo, Tạp chí Nghiên cứu

văn học số 8.

4. Lê Huy Bắc (2013), Văn học hậu hiện đại lí thuyết và tiếp nhận, Nxb Đại học Sư phạm.

5. Nguyễn Thị Bình(2008). Tư duy thơ trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 5.

6. Nguyễn Thị Bình (2012), Văn xuôi Việt Nam sau 1975, Nxb Đại học sư phạm.

7. Lê Nguyên Cẩn (1999), Cái kì ảo trong tác phẩm của Balzac, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

8. Huệ Chi, (2001), Tìm hiểu các dạng truyện kì ảo trong văn học cổ trung đại và cận đại Đông Tây, trong sách Những vấn đề lí luận và lịch sử văn học, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

9. Nguyễn Thị Dung, (2008), Đặc điểm tiểu thuyết Người sông Mê của Châu Diên, Khóa luận tốt nghiệp Ngữ Văn – Trường Đại học sư phạm Đà Nẵng. 10. Châu Diên (2003), Người sông Mê, Nxb Thời đại – Trung tâm văn hóa

ngôn ngữ Đông Tây.

11. Đặng Anh Đào (2006), Vai trò của yếu tố kì ảo trong truyện và trong tiểu thuyết Việt Nam, tạp chí Nghiên cứu văn học số 8, Tr18 -23.

13. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2008), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Văn học.

14. Cao Thị Thu Hoài (2009), Yếu tố kì ảo trong sáng tác của Võ Thị Hảo, Luận văn thạc sỹ khoa học Ngữ Văn – Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

15. Lê Thị Huệ, (2007), Yếu tố kì ảo trong sáng tác của Phan Hồn Nhiên, Khóa luận tốt nghiệp Ngữ văn – Trường Đại học sư phạm Đà Nẵng.

16. Lê Nguyên Long (2006), Về khái niệm kì ảo và văn học kì ảo trong nghiên cứu văn học, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 9, Viện văn học, Viện KHXHVN, Hà Nội.

17. Lã Nguyên (2012), Lí luận văn học những vấn đề hiện đại, Nxb Đại học sư phạm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

18. Hoàng Phê (1998), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

19. Lê Ngọc Phương (2011), Yếu tố huyền ảo trong truyện ngắn Mĩ – Latinh, Luận văn thạc sỹ - Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh.

20. Tzevan Todorov (2007), Dẫn luận về văn chương kì ảo, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

21. Nguyễn Thị Bích Thu (2006), “Một cách tiếp nhận tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới”, Tạp chí Văn học, số 11, tr 15-27.

22. Bùi Thanh Truyền (2006), Sự hồi sinh của yếu tố kì ảo trong văn xuôi đương đại Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 11.

23. Bùi Thanh Truyền (2006), Yếu tố kì ảo trong văn xuôi đương đại Việt Nam, Luận án tiến sĩ Ngữ văn – Trường Đại học Sư phạm Huế.

24. Bùi Thanh Truyền (2008), Sự đổi mới của truyện có yếu tố kì ảo sau 1986 qua hệ thống ngôn từ, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 12, Tr49- 66.

25. Trần Thị Trinh (2013), Yếu tố kì ảo trong tập truyện ngắn Yêu Ngôn của

Nguyễn Tuân, Khóa luận tốt nghiệp ngành Sư phạm Ngữ Văn – Trường

Đại học sư phạm Đà Nẵng. CÁC TRANG WEB 26. http://vnfiction.com/invisible/index.php?showtopic=406(1) -Viet-Nam- thoi-ky-doi-m/ 27. http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/van-hoa-viet-nam/van-hoa-to-chuc- 3doi-song-ca-nhan/1885-tran-minh-thuong-ma-quy-trong-van-hoc-viet- nam.html 28. http://kienthuc.net.vn/giai-ma/ly-giai-khoa-hoc-ve-su-dau-thai-chuyen- kiep-239257.html 29. http://eicvn.eu/tam-linh/tam-linh/huyen-bi/7742-ti-sao-con-ngi-khong-nh- v-tin-kip-ca-minh (cháo lú) 30. http://www.conggiao.org/thien-chua-tao-dung-troi-dat-va-con-nguoi/ 31. http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/sach/lang-van/yeu-to-ky-ao-trong- truyen-ngan-vn-hien-dai-tu-sau-1975-1974126.html

32. Phe binh vanhoc.com.vn/?p=3362 ( Bùi Thanh Truyền và cách phân chia kỳ ảo)

33. vietbao.vn/Van-hoa/Nha-van-Chau-Dien-va-Nguoi-song-Me/.../181/ 34. vietbao.vn/Van-hoa/Suy-nghi-ve-dich-thuat-va...Phan-2/.../103/

35. vietvan.vn/vi/bvct/id265/Su-da-dang-ve-but-phap-nghe-thuat-trong-tieu- thuyet

Một phần của tài liệu Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Người sông Mê của Châu Diên. (Trang 71 - 78)