Lớp từ ngữ mang âm hưởng kinh thánh

Một phần của tài liệu Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Người sông Mê của Châu Diên. (Trang 65 - 67)

5. Bố cục khóa luận

3.2.3.Lớp từ ngữ mang âm hưởng kinh thánh

Có lẽ Phạm Toàn chịu ảnh hưởng của đạo thiên chúa nên khi đi vào lĩnh vực sáng tác văn chương, ông cũng mang chất huyền ảo của kinh thánh

vào tiểu thuyết Người sông Mê. Mở đầu thiên tiểu thuyết, ông sử dụng rất nhiều câu và từ ngữ mang màu sắc kinh thánh: “ Thời khắc tranh tối tranh sáng xuất hiện” [10, tr.6]. “ Thế rồi có cuốn sách sinh ra giữa bụi và khói, và đêm và ngày, và tranh tối tranh sáng, và yêu thương, ra đời giữa tỉnh và mê” [10, tr.10]. Và đến cuối tác phẩm một loạt các từ ngữ liên quan tới đạo thiên chúa được sử dụng như: Cố đạo, đức cha, nhà thờ, thập giá, con chiên, linh

mục, xưng tội, rửa tội, Amen… Việc sử dụng những từ ngữ mang màu sắc

tôn giáo góp phần tạo nên một thế giới đầy huyền ảo: “ Đó là một ông cố đạo. Ông cố đạo người Tây mặc áo chùng thâm. Ông vẫy tôi có chuyện gì thế chẳng rõ” [10, tr.266]. Hay sự xuất hiện của ngôi nhà thờ: “Ngôi nhà thờ

nằm trên một khu đất hơi nhô cao lên như một quả đồi không dốc. Nếu không thấy hình thập giá nhô cao trên nóc nhà thờ…Ngôi nhà thờ không lớn, vừa xinh xinh cho một xứ đạo không đông con chiên” [10, tr.269]. “Thưa cha

chũng con xin được xưng tội. Xin cha giúp cho” [10, tr.276]. Và kết thúc truyện là dòng chữ Amen, “Cho tôi đi cho tôi về cho tôi nhớ cho tôi quên…được không đây. Cho tôi cứu tôi với…được không đấy…Amen… -

Amen…” [10, tr.283]. Tất cả những câu chữ đó được Châu Diên vận dụng một cách khéo léo làm cho bạn đọc như bị cuốn vào vòng xoáy của một nghi lễ tôn giáo đang diễn ra ngay trước mắt mình.

Bằng khả năng sáng tạo và kiến thức ngôn ngữ của mình Châu Diên đã mang đến những cách sử dụng từ ngữ mới lạ để tạo nên dấu ấn kì ảo trong Người sông Mê. Sử dụng những động từ, phó từ và cụm từ võ đoán, câu nghi vấn và dấu chấm lửng hay những từ ngữ mang màu sắc kinh thánh, tất cả những yếu tố đó được vận dụng nhuần nhuyễn tạo nên cảm giác mơ hồ, rùn rợn cho độc giả. Những chất men này là yếu tố xúc tác cho cái kì ảo hiện ra.

Một phần của tài liệu Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Người sông Mê của Châu Diên. (Trang 65 - 67)