Kết cấu phân mảnh, lắp ghép

Một phần của tài liệu Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Người sông Mê của Châu Diên. (Trang 58 - 61)

5. Bố cục khóa luận

3.1.2.Kết cấu phân mảnh, lắp ghép

Bên cạnh sử dụng kiểu kết cấu truyện lồng truyện như một phương thức làm nảy sinh yếu tố kì ảo, kiểu kết phân mảnh, lắp ghép cũng góp phần tạo dựng nên không khí kì ảo cho Người sông Mê. Trong Người sông Mê cốt truyện đã bị nghiền nát, bị đập vỡ thành từng mảnh vụn rời rạc, không theo một trình tự thời gian hay mối liên hệ nhân quả nào và mỗi mảnh vụn chính là một mảnh của hiện thực. Ban đầu Châu Diên dựng nên cái khung lớn là câu

chuyện về hai nhân vật Khánh và Hoa. Nếu đọc qua ta sẽ thấy nó rất logic: Khúc dạo – Khải bút, Phần thứ nhất – Kiếp ảo,trong kiếp này có năm khúc, khúc 1: Cơm sư, khúc 2: Kiếp trước, khúc 3: Kiếp hương hoa, khúc 4: Kiếp cô đơn, khúc 5: Kiếp tiếc thương. Mỗi kiếp là mỗi mảnh chuyện khác nhau. Chuyện về hiện tại, về quá khứ đan xen, quyện lẫn vào nhau làm cho bạn đọc rối rắm, lưỡng lự. Phần thứ hai – Kiếp gốc, gồm có: ba khúc, gốc một nhất gốc, gốc hai đôi gốc, gốc ba tam gốc. Những câu chuyện về kí ức tuổi thơ, kí ức về một kiếp nào đó cứ chập chờn trong suy nghĩ của hồn ma Khánh. Phần thứ ba - Kiếp thực, kiếp này gồm tám khúc: Đầu thai, hai người, kiếp Hoa, kiếp Khánh, tổ ấm, kiếp rừng, kiếp Họa, kiếp lặng. Ở kiếp thực, sự đan xen giữa yếu tố thực và phi thực diễn ra rất nhịp nhàng. Mỗi mảng truyện là một lát cắt về hiện thực cuộc sống với những ẩn ức khó lí giải của con người. nhưng lại chứa đựng vô vàn câu chuyện nhỏ về các nhân vật khác. Để kết thúc tác giả viết thêm khúc - Huyền bút. Như vậy, từ mỗi phần được chia thành nhiều khúc, mỗi khúc lại là một mẩu chuyện có thể đứng độc lập.Ta có thể thấy rõ điều đó qua sơ đồ sau:

Sơ đồ cấu trúc tác phẩm Người sông Mê

Khải bút

Phần

khúc

Kiếp ảo Kiếp gốc Kiếp thực

Huyềnbút

1

Cơm sư Gốc một nhất

gốc Đầu thai 2 Kiếp trước Gốc hai đôi gốc Hai người 3 Kiếp hương

hoa Gốc ba tam gốc Kiếp Hoa 4

Kiếp cô đơn Kiếp

Khánh 5 Kiếp tiếc thương Tổ ấm 6 Kiếp rừng 7 Kiếp họa 8 Kiếp lặng

Tất cả những mảnh vụn của cuộc sống được Châu Diên chia thành những mẩu chuyện nhỏ đưa vào tác phẩm của mình, khiến bề mặt văn bản bị phân mảnh rời rạc, khó nắm bắt và xâu chuỗi, chỉ khi hiểu được tầng sâu văn bản thì mới thấy hết tính logic của nó. Xen vào tuyến truyện chính và những đoạn truyện ấy lại là lời người “chép sách”, là những mảnh hồi ức, những dòng nhật kí, những suy nghĩ, cảm nhận, liên tưởng của nhân vật. Tất cả bị phân mảnh, xáo trộn chứ không còn theo trục tuyến tính; chỉ thống nhất ở

mạch ngầm văn bản, đó là chủ đề - thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm: Con người được sống trên cuộc đời là niềm hạnh phúc rồi, vì thế chúng ta cần biết trân trọng và có trách nhiệm với cuộc sống của chính bản thân mình.

Bằng việc sử dụng hình thức cốt truyện phân mảnh, đặc biệt khi những mảnh chuyện ấy là những mảnh chuyện không có căn cứ, được kể bởi những hồn ma. Châu Diên đã lắp ghép thành công những viên gạch vừa thực vừa ảo để tạo thành một công trình kiến trúc kì ảo – tiểu thuyết Người sông Mê.

Một phần của tài liệu Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Người sông Mê của Châu Diên. (Trang 58 - 61)