Lớp động từ, phó từ và cụm từ võ đoán đậm chất kì ảo

Một phần của tài liệu Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Người sông Mê của Châu Diên. (Trang 63 - 64)

5. Bố cục khóa luận

3.2.1.Lớp động từ, phó từ và cụm từ võ đoán đậm chất kì ảo

Trong tiểu thuyết Người sông Mê, Châu Diên sử dụng nhiều động từ nói về cái chết, về những hành động của hồn ma như: Chết, toi đời, ngã, bay, quên, nhớ, chợt thấy, ngắc ngoải… nhằm tạo ra cảm giác sợ hãi, rùng rợn cho người đọc việc chúng xuất hiện với tần số cao đã tạo nên một bầu không gian đầy u ám, chết chóc và ma quái.

chết dường như bủa lấy tất cả những nhân vật trong Người sông Mê: “Rõ khổ chẳng biết chết no hay chết đói?”, “Chết trẻ mà lại chết bất đắc kỳ tử thế này thì thiêng lắm đấy!”[10, tr.26]. Hay : “Mình mang theo gương mặt yên tĩnh đó và thiếp đi hoặc ngất đi hoặc là đã toi đời rồi hoặc đã thực sự từ giã cõi đời hoặc nói đơn giản là đã chết hẳn rồi cũng nên” [10, tr.27]. “Thế mà nó chết” [10, tr.29]. “ có điều cần phải xác định cho rõ: mình đã chết hay nàng đã chết”[10, tr.32].“ hay là em chết rồi? hay là chết rồi và em trót dại đã uống nước sông Mê” [10, tr.40]. Bên cạnh những động từ rùng rợn đó còn có những động từ chỉ hành động đầy sự huyễn hoặc: “Tôi bay là là sát trần phòng thí nghiệm” [10, tr.60], “ Tôi là người mà chẳng là người, vì thế mà tôi đành cứ bay là là trên đầu mọi người” [10, tr.62]. Tôi nhìn rõ Hoa chuẩn bị mổ ếch” [64]. “anh đừng đừng bay đi, anh đừng bỏ em đây một mình…” [10, tr.117]. “Hai ba lần mình bay lượn sát cạnh Hoa”. “Thế là quên sạch. Chẳng còn nhớ gì mọi điều dương gian… quên mình là con cháu ai… quên mang ơn quên mắc nợ…” [10, tr.31].

Nhà văn không chỉ sử dụng lớp động từ mà còn có cả các phó từ nhằm chỉ sự bất thường, khác lạ: “Giữa đêm mình thức giấc bỗng mình biết rõ biết

chắc không còn nghi ngờ gì nữa là em gái đã chết” [10, tr.29]. Hoặc: “bỗng dưng tôi đứng lại, và quay mặt lại hướng về ngôi mộ của bạn” [10, tr.98]. “… thế rồi đột ngột nổi lên giữa gò đống là một mãnh rừng lim rậm rì suốt ngày được che nắng. Ngoài ra ta thấy các cụm từ mang tính chất võ đoán cũng xuất hiện khá nhiều trong tác phẩm, nhất là cụm từ hình như: “Hình như mình đã bỏ chạy. Hình như người ấy cố gọi đuổi theo. Hình như… đã quên chưa…” [10, tr.27]. “Hình như có mấy hạt mưa, Hoa à…” [10, tr.71]. Châu Diên đã sử dụng cụm từ võ đoán nhằm làm “ mờ nhòe” sự việc. Cụm từ đó xuất hiện trong những đoạn văn miêu tả cảm giác, cảm nhận của con người làm tăng thêm tính chất kì ảo của sự việc. Châu Diên đã vận dụng tất cả vốn liếng từ ngữ của mình kết hợp với nhiều yếu tố khác để tạo ra một thế giới kỳ ảo và gia tăng sự hoài nghi, sự mơ hồ về thế giới ấy. Cái kì ảo xuất hiện và lây lan vào cuộc sống hiện thực từ lúc nào chẳng ai hay biết.

Một phần của tài liệu Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Người sông Mê của Châu Diên. (Trang 63 - 64)