Con sông Mê

Một phần của tài liệu Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Người sông Mê của Châu Diên. (Trang 51 - 53)

5. Bố cục khóa luận

2.4.1. Con sông Mê

Trong Người sông Mê, Châu Diên đã mượn một biểu tượng của văn hóa tâm linh - hình ảnh con sông Mê để làm biểu tượng cho sự lãng quên,

mộng mị. Hình ảnh về con sông Mê xuất hiện trong kí ức về tuổi thơ của Khánh với người bà: “Bà nội bảo có âm ty có sông Mê có bến Lú phải cẩn thận, mà khi xuống đó dẫu có cẩn thận bao nhiêu cũng không thoát vì khi đã mê rồi thì còn biết đường đất nào nữa mà cẩn thận” [10, tr.31]. Theo như câu chuyện của bà nội thì những người chết xuống âm ty, đi qua sông Mê, lội qua sông là bắt đầu quên. Khánh sợ sự quên lãng, muốn tìm cách không uống nước sông Mê bằng những lí lẽ thật ngây ngô: “Cháu còn uống hết nước sông Mê nữa… để không cho ai phải uống nữa…Cháu uống hộ tất cả mọi người..[10, tr.31]. Con sông Mê ở đây theo như suy nghĩ của Khánh nó còn là biểu tượng cho sự mê muội của con người: “ Hay đó chính là sông Mê nhỉ? Có thể lắm! Vì sông Mê ranh ma biết cần phải cải trang quen thuộc như vậy để con người ngày càng bì bõm mà không biết sợ. Hoặc giả con người thường ngày vẫn sống mê muội trong dòng nước sông Mê mà không hay biết hoặc cố tình không nhận ra? Nếu vậy thì lời thách với bà nội uống cạn sông Mê hồi còn bé của một kiếp trước chính là vẫn thực hiện hằng ngày” [10, tr.36]. Dường như đây là con sông của đời người của một hiện thực mà ở đó con người sống và quên đi rằng những thứ xung quanh mình cũng chất đầy rác rưỡi, và vì nhìn thấy nó trôi đi, trôi đi nên vẫn đẹp nhưng nếu nó tù động nghĩa là chết. Con người như chìm ngập trong cái dòng sông vẫn đục của cuộc sống mà họ không hề biết.

Hình ảnh con sông Mê cũng liên tục xuất hiện trong câu chuyện của Khánh và Hoa: “Hay là em chết rồi? Hay là chết rồi và em đã trót dại uống nước sông Mê” [10, tr.40]. Hoặc: “Ta thử tưởng tượng vài trăm năm nữa, khi đó sông Mê đã ngập tràn các linh hồn lê thê vất vưởng, bổng có ai đó chợt biết nhớ, chợt muốn tìm kiếm sự thật, chợt đặt ra câu hỏi, cuộc đời vào thuở ngày xủa nó như thế nào ấy nhỉ?” [10, tr.75]. Con sông Mê là nơi mà ở đó linh hồn người chết sẽ quên hết mọi thứ, có những kí ức họ muốn kiếm tìm sẽ

không bao giờ tìm được. Con sông ấy sẽ làm cho họ biến mất hoàn toàn với thế giới mà họ muốn níu giữ, bởi họ không biết mình là ai, mình từ đâu đến, họ quên hết những kí ức đã trải qua. Khánh luôn sợ hãi điều đó, sợ quên đi kí ức tuổi thơ, quên đi người mình yêu là Hoa, quên đi những câu chuyện trong quá khứ về gia đình và về chính bản thân Khánh. Hình ảnh con sông mê vì thế luôn được ví von trong những câu nói của Khánh: “Nghe nói ông này đang yêu Hoa. Đối thủ của mình đó. Đối thủ của một người đã đến sông Mê đó” [10, tr.63].

Như vậy, xây dựng nên hình ảnh con sông Mê, con sông của sự “quên lãng”, “mê muội”, Châu Diên đã dựng lên được một biểu tượng kì ảo đầy hiệu ứng thẩm mỹ, kích thích sự tò mò của bạn đọc.

Một phần của tài liệu Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Người sông Mê của Châu Diên. (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)