Kết cấu truyện lồng truyện

Một phần của tài liệu Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Người sông Mê của Châu Diên. (Trang 56 - 58)

5. Bố cục khóa luận

3.1.1.Kết cấu truyện lồng truyện

Trước hết, trong Người sông Mê Châu Diên lựa chọn kiểu kết cấu truyện lồng truyện để truyền tải chất kì ảo vào tác phẩm, nhằm dẩn dụ bạn

đọc đi sâu vào những mê cung đầy rối rắm của những câu chuyện hoang đường, kì lạ xếp chồng từng lớp lên nhau.

Trong phần đầu của truyện, từ một câu chuyện lớn về cuộc đời Khánh một cậu sinh viên nghèo mà cuộc sống luôn gắn liền với cái đói và khi chết vì một tai nạn bất ngờ, anh vẫn xuất hiện và trò chuyện cùng Hoa; trên cái nền đó, nhà văn quay ngược ngòi bút về quá khứ để Khánh kể lại những câu chuyện thời thơ ấu, khi anh nghe bà mình kể chuyện người chết, chuyện âm ty, địa phủ… Khánh còn tiếp tục kể về kiếp trước của mình và Hoa, kể về các mối tình của mình. Sang phần thứ 2 kiếp gốc, nhân vật Khánh (anh cu con) kể về câu chuyện cuộc đời mình, xoay quanh mối quan hệ giữa anh và bạn học chiền chiện, từ lúc họ hai mươi tuổi cho đến khi chiền chiện lấy vợ sinh con rồi đến lúc qua đời. Ở khúc 2 vai trò kể chuyện được chuyển cho nhân vật Hoa. Hoa kể cho Khánh nghe về gia đình mình, về chuyện tình cảm của bố mẹ Hoa, về việc mẹ Hoa tự tử. Sau đó là sự luân phiên. Khánh câu chuyện về bố Khánh, Hoa kể rất nhiều chuyện về tuổi thơ của cô, chuyện học đại học, và chuyện giữa cô và Khoa. Cứ như vậy, những câu chuyện miên man trôi từ dòng tâm lý của Hoa rồi lan sang tâm lý của những nhân vật khác, cả người kể chuyện giấu mặt.

Châu Diên đã xáo trộn các trường đoạn tâm lý khác nhau tạo ra một sự hỗn độn giữa kiếp này với kiếp khác, giữa quá khứ với hiện tại, giữa người này với người kia. Trong những câu chuyện về quá khứ, về những biến cố của các nhân vật lại có những câu chuyện nhỏ khác về những nhân vật trong quá khứ đó được kể một cách chi tiết. Ví như trong câu chuyện về mối tình của Khánh, có câu chuyện về mối tình đầu năm 14 tuổi và mối tình thứ 2. Trong câu chuyện về Khánh và người bạn chiền chiện lại có những câu chuyện nhỏ được kể theo trật tự tuyến tính đó là câu chuyện xảy ra năm 20 tuổi, 30 tuổi, 40 tuổi, 50 tuổi, 60 tuổi, 70 tuổi. Hay trong câu chuyện kể về tuổi thơ của Hoa

cho đến lúc cô học đại học, lại có nhưng câu chuyện mà ở đó nhận thức của Hoa mờ nhòe, những câu chuyện kể vô định không có trước sau, khi Hoa 17 tuổi, 13 tuổi, hai mươi tư lá vàng rơi, hai mươi hai tuổi. Hoặc như trong câu chuyện về lễ rửa tội của ông Mãnh, Khánh và Hoa lại cũng có những câu chuyện về cuộc đời ông Mãnh được kể theo trình tự: ông Mãnh 10 tuổi, ông Mãnh 65 tuổi, ông Mãnh 70 tuổi.

Như vậy, có thể thấy Châu Diên đã xây dựng nên muôn vàn câu chuyện khác nhau của người này người kia, của quá khứ và hiện tại, mỗi câu chuyện là một mắt xích gắn kết với nhau thông qua cuộc trò chuyện của Khánh và Hoa. Khi thâm nhập vào tác phẩm người đọc mới thấy hết sự rối rắm và khó nắm bắt của cốt truyện bởi sự nhảy cóc của các câu chuyện,chuyện nọ xọ qua qua chuyện kia, đang chuyện hiện tai đột ngột kể chuyện quá khứ và ngược lại. Nhưng mạch truyện không vì thế đứt đoạn mà chúng lại lồng vào nhau một cách mềm mại bởi cách sắp xếp các câu chuyện của Châu Diên rất nhịp nhàng và nằm trong quỹ đạo của một tư tưởng lớn. Một tiểu thuyết cỡ vừa nhưng chất chứa biết bao câu chuyện, biết bao vấn đề về con người, cuộc sống, chiến tranh, về văn hóa tâm linh… Tất cả được dồn nén lại trong câu chuyện giữa nhân vật Khánh (linh hồn) và Hoa con người bình thường cho đến kiếp họa. Kết cấu lồng ghép khiến mỗi câu chuyện được kể lại trở nên , thực thực, tạo nên tính kì ảo trong từng mảnh truyện.

Một phần của tài liệu Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Người sông Mê của Châu Diên. (Trang 56 - 58)