7. Các phân xưởng sản xuất.
2.1.4. Nhu cầu của thị trường
CTCP Cà Phê Mê Trang là một trong những doanh nghiệp khá lớn trong lĩnh vực sản xuất và chế biến cà phê. Vì vậy mà uy tín của Công ty ngày càng được xác lập, doanh thu của Công ty đã tăng liên tục qua các năm từ 44.454 triệu đồng năm 2008 lên 54.942 triệu đồng năm 2009 và con số này năm 2010 là 68.906 triệu đồng. Trước đây là một cơ sở chế biến cà phê bột thủ công cũng gặp không ít khó khăn. Nhưng với sự cố gắng của ban lãnh đạo cũng như toàn thể nhân viên trong Công ty, nhất là sau khi tiến hành cổ phần hóa Công ty đã duy trì mức tăng trưởng cao, ngày càng tìm và mở rộng được nhiều thị trường phân phối.
Thị trường phân phối của Công ty có thể thấy được thể hiện qua bảng và một số thị trọng điểm của Công ty:
Bảng 3.10: Tình hình tiêu thụ sản phẩm
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch
2009/2008 Chênh lệch 2010/2009 Thị trường Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) CL % CL % Hà nội 5,877 13.22 7,774 14.15 10,453 15.17 1,898 32.3 2,679 34.5 Khánh Hòa 12,518 28.16 11,472 20.88 12,506 18.15 -1,046 -8.4 1,035 9.0 Bình Thuận 2,338 5.26 3,533 6.43 17,971 26.08 1,195 51.1 14,438 408.7 Huế 98 0.22 5,522 10.05 5,554 8.06 5,424 5546.1 32 0.6 Đà Nẵng 5,459 12.28 5,610 10.21 4,527 6.57 151 2.8 -1,082 -19.3 Quảng Nam 4,779 10.75 3,868 7.04 2,997 4.35 -911 -19.1 -871 -22.5 Quảng Ngãi 1,222 2.75 1,544 2.81 1,206 1.75 321 26.3 -338 -21.9 Bình Định 3,276 7.37 3,945 7.18 3,211 4.66 669 20.4 -734 -18.6 Phú Yên 707 1.59 885 1.61 751 1.09 178 25.2 -133 -15.1 Ninh thuận 1,236 2.78 1,324 2.41 1,034 1.50 88 7.1 -291 -21.9 Sài Gòn 1,494 3.36 2,764 5.03 2,770 4.02 1,270 85.0 6 0.2 Cần thơ 1,694 3.81 1,989 3.62 1,709 2.48 295 17.4 -280 -14.1 Kiên Giang 2,125 4.78 2,071 3.77 1,488 2.16 -54 -2.5 -583 -28.1 Thị trường khác 1,631 3.67 2,643 4.81 2,729 3.96 1,011 62.0 86 3.3 Tổng 44,454 100 54,942 100 68,906 100 10,489 23.6 13,964 25.4
Thị trường Khánh Hòa:
Qua bảng tổng hợp trên ta thấy trong năm 2008, 2009 thì sản phẩm của Công ty được phân phối chủ yếu là thị trường Khánh Hòa, nhưng sang năm 2010 thì nó không còn là thị trường chủ yếu. Năm 2008 thị trường này chiếm tới 28,16% tổng giá trị phân phối của toàn Công ty, năm 2009 là 20,88% và năm 2010 giảm xuống chỉ còn 18,15%.
Các mặt hàng phân phối ở thị trường này gồm tất cả các mặt hàng của Công ty đang sản xuất tuy nhiên chủ yếu vần là các mặt hàng có chất lượng trung bình. Đây là thị trường lớn nhất và cũng là thị trường thuận lợi nhất vì thị trường này nằm trên địa bàn hoạt động của Công ty vì thế Công ty dễ dàng kiểm soát các vấn đề về vận chuyển, giá, chất lượng, thanh toán,… và có những chiến lược điều chỉnh kịp thời cho Công ty. Tuy có những thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn trên thị trường này, vì trên thị trường này có rất nhiều các Công ty, hãng cà phê đang hoạt động. Chính điều này đã làm cho tốc độ gia tăng phân phối trên thị trường giảm xuống. Vì vậy Công ty cần có những biện pháp đẩy mạnh xúc tiến,… để giá trị phân phối trên thị trường này ổn định hơn.
Thị trường Hà Nội:
Thị trường Hà Nội đây là thị trường có dân số đông và có mức thu nhập cao chỉ sau TP.HCM nhưng có tỷ trọng khá khiêm tốn chỉ chiếm 13,22% năm 2008 và con số này tăng nhẹ lần lượt lên 14,15% và 15,17% vào hai năm 2009 và 2010.
Có thể đây là một thị trường mà Công ty có rất nhiều thuận lợi nhưng Công ty đã không có những chính sách thật đúng, dẫn đến một trường được coi là trọng điểm nhưng chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong giá trị phân phối. Tuy nhiên tốc độ tăng của thị trường này tương đối khả quan nếu năm 2009 tăng 32,3% so với năm 2008 thì đến năm 2010 tăng 34,5% so với năm 2009. Nguyên nhân là Công ty đã cơ cấu lại một loạt các chi nhánh, đại lý để đẩy mạnh vào những trung gian thật sự có năng lực. Thị trường Hà Nội là thị trường phân phối chủ yếu các mặt hàng cao cấp và một phần sản phẩm có chất lượng trung bình của Công ty, những mặt hàng này mang lại hiệu quả kinh tế cao vì thế Công ty cần có những chính sách quan tâm nhiều hơn nữa để đẩy mạnh xúc tiến, khuếch trương, giá,… để củng cố và gia tăng
phân phối trên thị trường này nếu Công ty muốn thị trường này trở thành thị trường trọng điểm đúng nghĩa của mình tại khu vực Miền Bắc.
Thị trường Bình Thuận:
Đây là một trị trường tương đối mới của Công ty nhưng lại có bước đột phá với tốc độ tăng mạnh. Năm 2008 chỉ chiếm 5,26%, năm 2009 là 6,43% và con số này năm 2010 là 26,08%. Năm 2010 có sự tăng mạnh chủ yếu là do Công ty có nhiều chính sách hỗ trợ cho hoạt động phân phối ở thị trường này. Có thể đây là một thị trường đầy tiềm năng với sự thay đổi rất nhanh về kinh tế, mặc dù thu nhập không cao nhưng sức mua ở thị trường này rất lớn, người tiêu dùng dễ tính và phân phối rất nhiều mặt hàng có hàm lượng cafein trung bình và thấp, vì thế Công ty cần quan tâm nhiều hơn nữa đến thị trường này.
Thị trường Đà Nẵng:
Năm 2008 thị trường này chiếm tỷ trọng 12,28%, năm 2009 là 10,21% và năm 2010 là 6,57% trong tổng giá trị phân phối của Công ty. Nguyên nhân làm giảm thị phần phân phối trên thị trường này do Công ty không có những chính sách thật sự đúng dẫn đến một thị trường được coi là trọng điểm nhưng chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong giá trị phân phối. Đây là một thị trường đầy tiềm năng bởi sự phát triển mạnh mẽ của nó trong những năm gần đây. Vì vậy Công ty cần có những biện pháp thích hợp để nâng cao tỷ trọng phân phối trên thị trường này hơn nữa.
Một số thị trường được coi là trọng điểm của Công ty nhưng tỷ trọng phân phối còn khá khiêm tốn: như Sài Gòn đây là một thị trường đầy tiềm năng bởi đây là thị trường dân số đông, thu nhập cao nhất cả nước nhưng chỉ chiếm 4,02% năm 2010 và thị trường Cần Thơ, Huế. Vì vậy Công ty cần có những chính sách hỗ trợ, quảng bá, khuếch trương mạnh hơn nữa để đẩy mạnh tỷ trọng phân phối ở các thị trường này. Ngoài ra các thị trường còn lại chiếm tỷ trọng nhỏ (chiếm tỷ trọng thường <5%) có thị trường rất nhỏ như Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Ngãi… kết quả này không phản ánh đúng với tiềm năng của thị trường.
Tóm lại: Thị trường phân phối của Công ty ngày càng được mở rộng điều
này góp phần lớn vào sự gia tăng doanh thu tuy nhiên không nên phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Khánh Hòa mà Công ty cần phải có những chính sách để san đều các thị trường nhất là những thị trường trọng điểm như Hà Nội, Đà Nẵng,.. và
Công ty cần phải chú trọng đến thị trường Sài Gòn, đây là một thị trường rất lớn. Hơn nữa Công ty cần xem xét phân tích chính xác để tìm ra những thị trường thật sự tốt để có những chiến lược đầu tư cho thỏa đáng tránh tình trạng đầu tư mở rộng một cách giàn trải dẫn đến không hiệu quả và khó kiểm soát.