Hoạt động trải nghiệm của học sinh trung học phổ thông

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh bán trú ở các trường trung học phổ thông khu vực phía tây tỉnh Yên Bái (Trang 26 - 28)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.3.Hoạt động trải nghiệm của học sinh trung học phổ thông

Hoạt động trải nghiệm tạo cơ hội cho học sinh THPT huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học và lĩnh vực giáo dục khác nhau để trải nghiệm thực tiễn từ đời sống gia đình, nhà trường và xã hội. Với học sinh THPT các em đã chủ động tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động: Từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động; Trải nghiệm, bày tỏ quan điểm, ý tưởng sáng tạo, lựa chọn ý tưởng cho hoạt động; Thể hiện và tự khẳng định bản thân, đánh

giá và tựđánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm và của các bạn... dưới sự hướng dẫn, tổ chức của nhà giáo dục, qua đó hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi được tuyên bốtrong chương trình tổng thểvà các năng lực

đặc thù của hoạt động trải nghiệm. Chương trình hoạt động trải nghiệm mang tính linh hoạt, mềm dẻo. Các cơ sở giáo dục có thểcăn cứ vào bốn nội dung hoạt động chính là hoạt động phát triển cá nhân, hoạt động lao động, hoạt động xã hội và phục vụ cộng

đồng, hoạt động giáo dục hướng nghiệp để thiết kế thành các chủđề hoạt động phù hợp với nhu cầu, đặc điểm học sinh, điều kiện của nhà trường, địa phương.

Hoạt động trải nghiệm thực hiện mục tiêu hình thành các phẩm chất, thói quen,

kĩ năng sống cho người học,... thông qua việc tham gia sinh hoạt tập thể, câu lạc bộ, dự án học tập, hoạt động lao động, hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng,... Bằng hoạt động trải nghiệm của bản thân, mỗi học sinh vừa tham gia vừa thiết kế và tổ

chức các hoạt động cho chính mình, qua đó tự khám phá, điều chỉnh bản thân, điều chỉnh cách tổ chức hoạt động để sống và làm việc hiệu quả. Ở giai đoạn này, mỗi học

sinh bước đầu xác định được sởtrường và hình thành một số phẩm chất, năng lực của

người lao động và người công dân có trách nhiệm. Hoạt động trải nghiệm được thực hiện qua các bước sau.

Bước 1 - Trải nghiệm

Học sinh làm, thực hiện một hoạt động tuân theo các hướng dẫn cơ bản về an

toàn và phương pháp thực hiện, tổ chức hoặc quy định về thời gian, học sinh làm

trước khi được chỉ dẫn cụ thể về cách làm.

Bước 2 - Chia sẻ

Học sinh chia sẻ lại các kết quảđã đạt được, các chú ý và những điều quan sát, cảm nhận được trong phần hoạt động đã thực hiện của mình. Học sinh học cách diễn đạt và mô tả lại rõ ràng nhất các kết quả của trải nghiệm và mối tương quan của chúng.

Bước 3 - Phân tích

Học sinh cùng thảo luận, nhìn lại cả quá trình trải nghiệm, phân tích và phản ánh lại những vấn đề cơ bản, hay những vấn đề còn vướng mắc. Học sinh sẽ liên hệ

trải nghiệm với chủđề của hoạt động và các kỹnăng sống học được.

Bước 4 - Tổng quát

Liên hệ những kết quảvà điều học được từ trải nghiệm với các ví dụ trong cuộc sống thực tế. Bước này thúc đẩy học sinh suy nghĩ về việc có thể áp dụng những điều học được vào các tình huống khác nhau trong cuộc sống.

Bước 5 - Áp dụng

Học sinh sử dụng những kỹnăng đã có cùng những hiểu biết mới vào cuộc sống thực tế của mình. Học sinh trực tiếp áp dụng những điều học được vào tình huống

tương tự hoặc các tình huống khác - thực hành.

Để hoạt động trải nghiệm thành công đòi hỏi sự chuẩn bị chu đáo và chi tiết từ người dạy, cần nhiều thời gian hơn để thực hiện với học sinh. Tuy nhiên, hoạt động trải nghiệm mang lại nhiều giá trị tích cực, khắc phục được hạn chế của cách dạy truyền thống: khiến người học sử dụng tổng hợp các giác quan (nghe, nhìn, chạm, ngửi...) có thểtăng khả năng lưu giữ những điều đã học được lâu hơn. Các cách thức dạy và học đa dạng có thể tối đa hóa khảnăng sáng tạo, tính năng động và thích ứng của người học. Người học sẽ được trải qua quá trình khám phá kiến thức và tìm giải pháp từđó giúp phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin. Việc học trở nên thú vị hơn với người học và việc dạy trở nên thú vị hơn với người dạy. Khi học sinh

được chủđộng tham gia tích cực vào quá trình học, các em sẽ có hứng thú và chú ý

hơn đến những điều học được và ít gặp vấn đề về tuân thủ kỷ luật. Học sinh có thể

học các kỹnăng sống mà được sử dụng lặp đi lặp lại qua các bài tập, hoạt động, từđó tăng cường khảnăng ứng dụng các kỹnăng đó vào thực tế.

Như vậy, Hoạt động trải nghiệm của học sinh THPT là hoạt động được thiết kế

và tổ chức theo xu hướng giáo dục hiện đại, tích hợp các chuỗi nội dung có chủ đề

nhất định nhằm giúp học sinh hình thành và phát triển các giá trị của bản thân để

hoàn thiện nhân cách một cách toàn diện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh bán trú ở các trường trung học phổ thông khu vực phía tây tỉnh Yên Bái (Trang 26 - 28)