Tình hình kinh tế xã hội các huyện, thị khu vực phía tây tỉnh Yên Bái

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh bán trú ở các trường trung học phổ thông khu vực phía tây tỉnh Yên Bái (Trang 44 - 45)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.1.Tình hình kinh tế xã hội các huyện, thị khu vực phía tây tỉnh Yên Bái

Yên Bái là một tỉnh miền núi phía Bắc nằm ở trung tâm vùng núi và trung du Bắc bộ Việt Nam. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 6.886,28 km2, xếp thứ 8 so với 12 tỉnh thuộc vùng núi và trung du phía Bắc về quy mô đất đai..

Toàn tỉnh có 9 đơn vị hành chính, gồm các huyện: Trạm Tấu, Mù Cang Chải,

Văn Chấn, Văn Yên, Lục Yên, Trấn Yên, Yên Bình; thành phố Yên Bái; thị xã Nghĩa Lộ, với 180 xã, phường, thị trấn.

Khu vực miền Tây Yên Bái, gồm: huyện Trạm Tấu, huyện Mù Cang Chải, huyện Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ.

Các dân tộc các huyện thị phía tây tỉnh Yên Bái chủ yếu là dân tộc Thái, dân tộc Mông, dân tộc Tày, Dao, Nùng, Khơ Mú… Mỗi một dân tộc có một nét văn hóa đặc trưng riêng có những phong tục tập quán đặc trưng gắn với địa hình tự nhiên của từng địa phương. Có nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật dân tộc đặc sắc như Khèn Mông, khèn môi của đồng bào Mông; Sáo Pí ló, Phí thiu của đồng bào Thái; múa Cồng

chiêng, múa Tăng bu của đồng bào Khơ Mú và các loại hình hát dân ca, giao duyên, hát đối của các dân tộc v.v.. Lễ hội dân gian là một phần thiết yếu trong sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng của các dân tộc, như người Thái vùng Mường Lò, theo chu kỳ một năm, đồng bào có nhiều lễ hội lớn mang tính chất cộng động làng bản như; lễ xên bản, xên mường, xên đông, lễ hội cầu mưa, lễ hội xuống đồng, lễ hội xên lẩu nó, lễ hội xé then, tết “Síp xí” rằm tháng bảy là một trong những tết lớn nhất của người Thái.

Nhìn chung các huyện thị khu vực phía tây tỉnh Yên Bái giao thông khó khăn, trình độ dân trí thấp; tồn tại nhiều phong tục tập quán lạc hậu…Tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm. Khai thác thế mạnh trong sản xuất nông, lâm nghiệp, phát triển dịch vụ du lịch, phát huy thế mạnh văn hóa, lịch sử còn nhiều hạn chế; kết cấu hạ tầng còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất. Kết quả xóa đói, giảm nghèo chưa thật sự bền vững, nguy cơ tái nghèo cao, một bộ

phận đồng bào còn thiếu đất sản xuất. Chất lượng giáo dục, dạy nghề, dịch vụ y tế

Bám sát các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế nhanh và bền vững, UBND huyện Mù Cang Chải đã tập trung chỉ đạo, điều hành, vận dụng linh hoạt, cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương từng bước đưa

nền kinh tế huyện Mù Cang Chải phát triển nhanh, bền vững gắn với công bằng xã hội và bảo vệmôi trường.

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 45-CT/TƯ, cần nghiên cứu có cơ chế chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc Mông thoát nghèo bền vững; có chính sách miễn giảm thuế, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển vùng cao nhất là phát triển các cơ sở chế biến nông lâm sản và có chính sách hỗ trợ bà con tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt chú trọng chính sách dạy nghề gắn với tạo việc làm sau đào tạo nghề cho đồng bào.

Ưu tiên tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng vùng đồng bào Mông một cách đồng bộ, dứt điểm. Phấn đấu hoàn thành việc giao đất, giao rừng cho nhân dân, đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo điều kiện để đồng bào phát huy nội lực vươn lên xóa đói, giảm nghèo ổn định cuộc sống.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh bán trú ở các trường trung học phổ thông khu vực phía tây tỉnh Yên Bái (Trang 44 - 45)