Nghĩa vai trò hoạt động trải nghiệm đối với sự phát triển nhân cách của

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh bán trú ở các trường trung học phổ thông khu vực phía tây tỉnh Yên Bái (Trang 30 - 31)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.2.nghĩa vai trò hoạt động trải nghiệm đối với sự phát triển nhân cách của

Hoạt động trải nghiệm cho học sinh tạo ra môi trường và cơ hội huy đông tổng hợp kiến thức và những kỹ năng để trải nghiệm trong mọi lĩnh vực. Từ các nghiên cứu người ta nhận ra rằng sau những hoạt động trải nghiệm giúp nhân cách của học sinh THPT thay đổi một cách tích cực và có hiệu quả hơn so với việc chỉ cung cấp thông tin, nâng cao nhận thức văn hóa, có khả năng nhận thức và tự ý thức về bản thân. Thông qua trải nghiệm tự học sinh đã rút ra những bài học, kinh nghiệm sống. Đây là cách truyền đạt các thông điệp có hiệu quả hơn so với việc đưa ra lý thuyết đơn thuần. Vì tính hiệu quả nằm ngay ở chính hành động của học sinh trong các chương trình trải nghiệm. Qua đó học sinh bộc lộ thái độ kiên định của mình trước nhiều cám dỗ từ các tệ nạn xã hội, đồng thời con người cũng có hiểu biết hơn trong việc quan hệ tình dục sớm, sử dụng rượu bia, thuốc lá, tránh xa ma túy và các tệ nạn xã hội khác, mà lứa tuổi này đang phải đối mặt. Từ đó, hình thành và củng cố vững chắc lập trường sống, lý tưởng sống và quan điểm sống lành mạnh. Những phẩm chất trung thực, dũng cảm, tự tin…được hình thành từ chính nhu cầu tự thân của mỗi học sinh.

Ở lứa tuổi THPT các hoạt động trải nghiệm được chính các em chủ động thực hiện từ khâu thiết kế chương trình, lập kế hoạch, thực hiện chính yếu dựa trên các cách thức liên quan đa chiều. Nguyên tắc “mưa dầm thấm lâu” vì thế, khi tham gia học sinh thường có tâm trạng khá thoái mái, cởi mở, phấn chấn, không cưỡng ép, nhồi nhét, dễ tiếp thu. Qua đó hình thành cho học sinh những phẩm chất kiên trì, chủ động, sáng tạo và dám thể hiện bản thân, dám có chính kiến bảo vệ quan điểm mình đã lựa chọn, tinh thần tập thể, kỹ năng làm việc nhóm…

Thông qua các hoạt động trải nghiệmgiúp học sinh có khả năng cân bằng thái độ, cảm xúc của bản thân, kiểm soát hành vi và cảm xúc của bản thân tốt hơn. Khả năng kiểm soát cơn nóng giận, bốc đồng của bản thân sẽ tốt hơn. Đồng thời, khả năng giải quyết các xung đột với những người xung quanh cũng được cải thiện theo chiều hướng tích cực các em biết lắng nghe, thấu hiểu cảm xúc của những người xung quanh. Biết nhìn vấn đề có tính hai mặt, biết lường trước khả năng tốt xấu của mỗi sự việc để từ đó lựa chọn cho mình giải pháp hành động hiệu quả nhất.

Thế hệ trẻthường xuyên chịu các tác động từmôi trường sống xung quanh. Đây cũng là thời đoạn bồi bổ nhân cách, thói quen, ước mơ của mỗi con người. Các em luôn phải chiến đấu với giới hạn vượt qua chính mình, những khó khăn thử thách trong cuộc sống. Nếu thiếu kỹnăng sống, học sinh dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn, bạo lực, các hành vi tiêu cực, lối sống không lành mạnh, ích kỷ, dễ bị dụ dỗ, hoặc phát triển sai lệch về nhân cách. Thông qua các hoạt động trải nghiệm, giúp các em có khả năng đối phó tích cực trước các tình huống trong cuộc sống, xây dựng các mối quan hệ vững bền trong gia đình và ngoài xã hội, có lối sống lành mạnh, hài hòa, tích cực, chủ động. Hình thành những phẩm chất nhân cách cần thiết cho bản thân một cách bền vững. Xác định được mục đích, lý tưởng sống, có quyết tâm đi đến cùng, vượt qua mọi gian khó để chiếm lĩnh tri thức, cơ hội và gặt hái được thành công.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh bán trú ở các trường trung học phổ thông khu vực phía tây tỉnh Yên Bái (Trang 30 - 31)