Đánh giá chung về thực trạng quản lý HĐTN cho học sinh bán trú ở các

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh bán trú ở các trường trung học phổ thông khu vực phía tây tỉnh Yên Bái (Trang 86)

8. Cấu trúc luận văn

2.6.Đánh giá chung về thực trạng quản lý HĐTN cho học sinh bán trú ở các

trường THPT khu vực phía tây tỉnh Yên Bái

2.6.1. Nhng kết quđạt được

- Cũng từ năm 2010 - 2011 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành văn bảo lồng ghép nội dung hoạt động TNST vào các môn học. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên

Bái đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt

động TN cho học sinh phổ thông; hướng dẫn tích hợp các nội dung TN qua một số

phong phú. Trong đó, học sinh bán trú được đặc biệt quan tâm. Về nhận thức đa số

cán bộ quản lý, giáo viên đã có nhận thức đúng về hoạt động TN mặc dù mức độ hiểu biết có khác nhau. Song các hoạt động của cán bộ quản lý và các thầy cô giáo đều có sựđồng thuận cao, cùng quyết tâm thực hiện mục tiêu của hoạt động TN đạt kết quả cao trong nhà trường. Hơn nữa nhận thấy tính cấp bách của việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Giáo viên của các nhà trường đều rất trăn trở, làm thế nào để rèn luyện kĩ năng sống có hiệu quả để tạo ra một môi trường giáo dục tin cậy cho phụ huynh học sinh về mọi mặt. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà nhà

trường phải thực hiện trong từng năm học.Về phía xã hội và các lực lượng có liên

quan, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng đã có nhận thức sâu sắc và đầy

đủ hơn về vấn đề này. Đây là một thuận lợi lớn cho nhà trường trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và huy động các nguồn lực xã hội tham gia vào quá trình thực hiện hoạt động TN.

Hoạt động TN cho học sinh bán trú các trường THPT ở miền tây tỉnh Yên Bái

đã được quan tâm tổ chức, nhà trường đã tiến hành các loại hình hoạt động triển khai các nội dung hoạt động như hoạt động theo chủ điểm, chủ đề, hoạt động câu lạc bộ, hoạt động văn hóa, văn nghệ thể dục, thể thao, hoạt động tham quan, dã ngoại, hoạt

động tình nguyện, hoạt động nghiên cứu khoa học và sáng tạo vv... rất phong phú và

đa dạng. Thông qua những nội dung trên, học sinh có cơ hội trải nghiệm, khám phá

chính mình và hình thành được những năng lực cần thiết để phát triển bản thân. Những kết quả đạt được đều cho thấy những tiến bộ rõ rệt về nhận thức, tư duy và hành động của học sinh. Các em tự chủ, độc lập và tự giác cao hơn trong học tập và cuộc sống.

Về quản lý hoạt động TN đã được cán bộ quản lý của các nhà trường quan tâm thực hiện trên các nội dung như quản lý mục tiêu, nội dung, chương trình hoạt động, quản lý hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh, quản lý chỉđạo triển khai tổ chức hoạt động, các nguồn lực tham gia để tổ chức hoạt động và quản lý việc kiểm

tra, đánh giá kết quả hoạt động. Trong quá trình quản lý đã đảm bảo những nguyên tắc căn bản như: Đảm bảo vai trò người lãnh đạo, nguyên tắc dân chủ, sáng tạo, thực hiện nghiêm quy định của người đứng đầu… Thông qua đó các nguồn lực giáo dục

được kết nối, phát huy những điểm mạnh, khắc phục điểm yếu giúp cho hoạt động quản lý đạt hiệu quảcao hơn, đạt các mục tiêu giáo dục đề ra.

2.6.2. Nhng hn chế

Ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động TN chưa được nhận thức một cách đúng

mức trong một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên các nội dung chưa được tiến hành

đồng bộ mà còn thiên về một số nội dung có tính chất truyền thống, các nội dung nghiên cứu khoa học và sáng tạo, nội dung hướng nghiệp và nội dung sinh hoạt câu lạc bộchưa được quan tâm thường xuyên. Các hình thức tổ chức hoạt động TN chưa được đa dạng hóa, còn nhiều hình thức chưa được thực hiện hoặc thực hiện chưa thường xuyên đó là tham quan dã ngoại, mời chuyên gia nói chuyện diễn đàn, nghiên

cứu khoa học vv…

Trong quản lý hoạt động TN nhiều nội dung quản lý chưa đươc quan tâm thường xuyên như là quản lý mục tiêu, nội dung theo từng chủđề hoạt động, quản lý các hình thức tổ chức hoạt động, các nguồn lực tham gia, quản lý về các nguyên tắc thực hiện, quản lý việc đánh giá kết quả hoạt động của học sinh, xây dựng cơ chế

chính sách cho hoạt động và phối hợp các lực lượng để tổ chức tốt hoạt động TN. Vì khi thực hiện hoạt động TN CBGV còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng (chưa có tài

liệu cho giáo viên và học sinh, tiêu chí đánh giá chưa cụ thể. Hoạt động TN có những

đặc thù riêng khác với các hoạt động giáo dục khác, nội dung giáo dục không chỉ diễn ra trong môn học mà còn thông qua một số hoạt động khác.

Nguyên nhân dẫn tới thực trạng có nhiều nguyên nhân khác nhau: năng lực của cán bộ quản lý và giáo viên về hoạt động TN còn hạn chế, nhận thức của một bộ phận cán bộ, giáo viên còn chưa đầy đủ, cha mẹ học sinh chưa nhận thức đúng về hoạt

động TN, chưa tích cực phối hợp tham gia, nguyên nhân về thiếu nguồn tài chính, cơ

sở vật chất phục vụ cho hoạt động, chưa có những chính sách cụ thể cho việc huy

động các nguồn lực từbên ngoài nhà trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.6.3. Nguyên nhân ca hn chế

Hoạt động TN cho học sinh là hoạt động có ý nghĩa quan trọng với sự hình thành và phát triển nhân cách người học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói riêng và nâng cao chất lượng cuộc sống nói chung. Đối với học sinh bán trú các

trường THPT khu vực phía tây tỉnh Yên Bái bên cạnh những thành tích đạt được còn tồn tại một số hạn chế. Nguyên nhân của những hạn chếđó như sau:

Việc thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục và đào tạo, nhất là quan điểm "giáo dục là quốc sách hàng đầu" còn chậm và

lúng túng. Việc xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch và chương trình phát triển giáo dục-đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện nay.

- Mục tiêu giáo dục toàn diện chưa được hiểu và thực hiện đúng. Bệnh hình thức, hư danh, chạy theo bằng cấp... chậm được khắc phục, có mặt nghiêm trọng hơn. Tư duy bao cấp còn nặng, làm hạn chế khả năng huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cho giáo dục, đào tạo.

- Việc phân định giữa quản lý nhà nước với hoạt động quản trị trong các cơ sở giáo dục, đào tạo chưa rõ. Công tác quản lý chất lượng, thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa được coi trọng đúng mức. Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và gia đình chưa chặt chẽ. Nguồn lực quốc gia và khả năng của phần đông gia đình đầu tư cho giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu.

Nguyên nhân dẫn tới thực trạng có nhiều nguyên nhân khác nhau: nhận thức và

năng lực của cán bộ quản lý và giáo viên về hoạt động TN còn hạn chế, nhận thức của một bộ phận cán bộ, giáo viên chưa đầy đủ, cha mẹ học sinh chưa nhận thức đúng

về hoạt động TN, chưa tích cực phối hợp tham gia, nguyên nhân về thiếu nguồn tài

chính, cơ sở vật chất để phục vụ cho hoạt động chưa có những chính sách cụ thể cho việc huy động các nguồn lực từbên ngoài nhà trường.

1. Nguyên nhân do giáo dục

- Chương trình giáo dục hiện nay còn nặngvềkiến thức, các hoạtđộng TN chưa thực sựđược coi trọng. Chưathực sựtrở thành một môn học chính khóa. Chưa mang tính bắt buộc, vẫn còn lồng ghép trong nhiều nội dung học khác nhau. Nội dung của

các hoạtđộng TN chưađược xây dựng bài bản,thiếu tính phong phú và đadạng.

2. Nguyên nhân từ phía giáo viên

Mộtbộ phận CBGV chưathấyhếttầm quan trọng và ý nghĩa củahoạtđộng TN

đối với việc hình thành phẩm chất và năng lực của học sinh. Bản thân họ cũng còn

thiếuvốn sốngthực tế,phương pháp và kinh nghiệmxử lý tình huống một cách khoa

học, linh hoạt. Bên cạnhđó áp lựcvề công tác chuyên môn là quá lớn, cho nên họchủ yếu tập trung thời gian, công sức để làm tốt công tác chuyên môn; ít có thời gian để

nghiên cứu, tìm hiểu, sưu tầm tài liệu, kinh nghiệm để tổ chức hoạt động TN được

phong phú và đadạnghơn.

3. Nguyên nhân từ phía gia đình

- Nhiều gia đình chưađủ hiểu tâm lý của con em mình và đủ khả năngdạy cho con em mình những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống. Đa phần các em xa gia đình

trong một thời gian dài, chủ yếu bán trú tại nhà trường. Việc hỗ trợ giáo dục từ gia

đình là hạn chế.

4. Vềcơsở vậtchất

Hoạt động TN muốn thành công và có hiệu quả cao đòi hỏi phải đáp ứng một điều kiện vậtchấtlớn. Điều này thườngvượt quá nguồnlực tài chính của nhà trường.

Chính vì thế các hoạt động TN diễn ra còn mang tính đơnđiệu, tẻnhạt, chưakhuyếch trươngđược tiếng vang của các chương trình, chưa lôi cuốn các em học sinh tham gia

một cách nhiệt tình hăng hái. Các hoạt độngtrảinghiệm diễn ra bên ngoài nhà trường thường khó thựchiện, vì thế,nội dung học còn lý thuyết,thiếu tính thựctiễn.

Hoạt động TN cho học sinh luôn cần có sự cẩn thận, tỷ mỉ để các em có thể nhậnđược sự giáo dụctốtnhất, học hỏiđược những kiếnthức cũng như cách ứng xử (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ngoài đời và các năng lực xã hội cần thiết. Những nguyên nhân trên cần được khắc phục kịp thời để hiệu quả của chương trình TN đạt kết quả đúng với ý nghĩa và vai trò của nó. Góp phầnđàotạothếhệ con ngườivừađủđứcvừađủ tài để xây dựng khu

Kết luận chương 2

Hoạt động trải nghiệm cho học sinh bán trú ở các trường THPT phía tây tỉnh

Yên Bái, đã được triển khai thực hiện tại các nhà trường. Trong chương 2, đề tài đã đề cập đến những thuận lợi, khókhăn trong quản lý hoạt động trải nghiệm từ việc xây dựng kế hoạch; tổ chức chỉ đạo thực hiện; kiểm tra đánh giá hoạt động trải nghiệm cho học sinh bán trú ởcác trường THPT phía tây tỉnh Yên Bái.

Hoạt động trải nghiệm đã mang lại những kết quả giáo dục quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường. Tuy nhiên, chưa đạt hiệu quả

cao về chất lượng, chưa có chiều sâu, còn tồn tại một số hạn chếcơ bản, trong đó có

cả nguyên nhân chủ quan và khách quan mà cụ thể là:

- Việc xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch và chương trình phát

triển giáo dục-đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện nay. Thiếu những văn

bản quản lý, hướng dẫn cụ thể thống nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Chương trình chưa mang tính bắt buộc, vẫn còn lồng ghép trong nhiều nội

dung học khác nhau. Nội dung của các hoạt động TN chưa được xây dựng bài bản, thiếu tính phong phú và đadạng.

- Một bộ phận CBGV chưa thấy hết tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động TN đối với việc hình thành phẩm chất và năng lực của học sinh

- Khó khăn vềđiều kiện cơ sở vật chất, tài chính, về năng lực giáo viên, trình

độ nhận thức của học sinh. Việc hỗ trợ và tham gia của các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, các nhà trường chuyên nghiệp trong và ngoài tỉnh, cha mẹ học sinh và cộng

đồng để tổ chức hoạt động trải nghiệm…

Kết quả thu được cho thấy, cần phải có những biện pháp cụ thểđể nâng cao hiệu quả của hoạt động trải nghiệm cho học sinh bán trú ởcác trường PHPT phía tây tỉnh Yên Bái. Hướng tới nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện thành công công cuộc đổi mới quản lý giáo dục nói chung và quản lý hoạt động trải nghiệm nói riêng tại các nhà trường THPT và yêu cầu phát triển giáo dục đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CỦA HỌC SINH BÁN TRÚ ỞCÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KHU VỰC

PHÍA TÂY TỈNH YÊN BÁI

3.1. Định hướng và các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm

3.1.1. Định hướng đổi mi hoạt động giáo dc trường trung hc ph thông

Trong xu thế toàn cầu hóa, đồng thời với sự phát triển như vũ bão của khoa học, công nghệ và sự bùng nổ thông tin, quá trình dạy học trong các nhà trường trung học đang tồn tại mâu thuẫn giữa một bên là khối lượng tri thức ngày càng tăng lên, phức tạp hơn với thời lượng học tập có hạn, việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh để từ đó bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, hình thành khả năng học tập suốt đời là một nhu cầu tất yếu trong các nhà trường.

Trong hệ thống giáo dục quốc dân Giáo dục phổ thông được coi là nền tảng văn hoá dân tộc, là sức mạnh tương lai của dân tộc. Nó xây dựng cho thế hệ trẻ cơ sở vững chắc để phát triển toàn diện nhân cách xã hội chủ nghĩa và năng lực làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, chuẩn bị lực lượng cho xã hội, tạo nguồn để bổ sung đội ngũ giai cấp công nhân, đào tạo cán bộ và nhân tài cho sự nghiệp xây dựng kinh tế, phát triển khoa học kỹ thuật và tăng cường tiềm lực quốc phòng của đất nước. Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Nội dung giáo dục THPT phải toàn diện bao gồm đạo đức, trí dục, thể dục, mỹ dục và giáo dục lao động, thông qua nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắnliền với xã hội.

Chú trọng thực hiện tốt yêu cầu giáo dục về chính trị - tư tưởng về văn hoá, khoa học và nghề nghiệp, bồi dưỡng học sinh cả mặt quan điểm, phương pháp, kiến thức, kỹ năng, đảm bảo tính chất cơ bản, hiện đại, thiết thực của học vấn phổ thông

nhằm tạo điều kiện cho học sinh ra trường có thể sống và làm việc tốt nhất cho đất nước, cho cách mạng và có khả năng vươn lên không ngừng. Tập trung một lượng

đáng kể triển khai “mũi nhọn” bằng cách mở rộng lớp chọn, lớp chuyên, trường chuyên theo mụctiêu mới là đào tạo nhân tài cho đất nước.

Thực hiện một số nhiệm vụ phát triển các ngành học: mở rộng giáo dục nghề nghiệp, hướng nghiệp, hình thành cấp trung học chuyên ban; xác định lại mục tiêu, điều chỉnh chương trình, cải tiến sách giáo khoa, phương pháp GD&ĐT cho các cấp học, bậc học, các loại hình học tập, đặc biệt chú trọng đổi mới phương pháp dạy và học (áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự giải quyết vấn đề); khôi phục nề nếp, kỷ cương, kỷ luật trong dạy và học để phù hợp với tiến trình đổi mới và hội nhập của đất nước.

Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh bán trú ở các trường trung học phổ thông khu vực phía tây tỉnh Yên Bái (Trang 86)